Lời Bài Hát Hà Giang Quê Hương Tôi

Video lời bài hát hà giang quê hương tôi

Hà Giang quê tôi ra đời năm 1972, trong một lần nhạc sĩ ra thăm mộ cha trong nghĩa trang liệt sĩ của thị xã Hà Giang. Nhạc sĩ kể, nghe tiếng còi tầm từ một nhà máy nào đó trong thị xã vang lên, lòng ông chợt dấy lên một niềm vui, ông phấn khởi vì miền quê thứ hai của mình đang thay da đổi thịt, tiến lên cuộc sống công nghiệp mới. Những câu hát cứ từ đó theo nhau tuôn chảy:

Hà Giang quê tôi (Thanh Phúc) – Kiều Hưng

Ai về thăm quê hương tôi nơi biên cương …là đây/ Có rừng cây thiên nhiên xanh biếc một màu./ Đây Hà Giang đây Hà Giang quê chúng tôi… Nhạc sĩ đã giới thiệu hầu hết những nét đẹp đặc sắc nhất của vùng đất địa đầu Tổ quốc lần lượt trong ca khúc: Có rừng cây thiên nhiên xanh biếc một màu/ Có đường đi trong mây lên tới cổng trời/ Đây vùng cao quê hương đang đổi mới/ Điện về muôn nơi vui tiếng trẻ thơ/ Đây cầu Thanh niên cho những ai hẹn hò/ Những nhà máy lại vang tiếng còi tầm/ Tiếng nhạc ngựa đi theo nguồn hàng/ Về Yên Biên vui chợ phiên. Ngắm cảnh đẹp quê hương Hà Giang mà nhạc sĩ đã phải thốt lên: Ôi đẹp sao đây Hà Giang quê tôi đang đổi mới.

Chính câu hát này đã khiến nhiều bạn trẻ yêu nhạc ngày nay ngỡ ca khúc được ra đời sau khi Đảng ta phát động công cuộc đổi mới, nhưng không, ca khúc ra đời khi cả nước còn trong khói lửa cuộc cuộc kháng chiến chống Mỹ kia đấy! Từ sau khi Hà Giang quê tôi ra đời, đi đâu, người Hà Giang cũng tự hào hát vang ca khúc này trong các cuộc giao lưu với bạn bè, như người Cao Bằng hát Trở lại Cao Bằng, người Hà Tây hát Hà Tây quê lụa hay người xứ Thanh hát Chào sông Mã anh hùng… Mà không chỉ có mỗi ca khúc này, tình yêu với mảnh đất địa đầu Tổ quốc đã giúp nhạc sĩ Thanh Phúc sáng tác tới 60 bài hát khác cũng về miền đất Hà Giang. Nhưng trước khi Hà Giang quê tôi ra đời, cái tên Thanh Phúc đã hết sức gần gũi với đồng bào H’Mông Tây Bắc, bởi ông là tác giả của Người Mèo ơn Đảng ra đời từ 53 năm trước, một ca khúc mà cùng với Bài ca trên núi của Nguyễn Văn Thương (bài hát trong phim Vợ chồng A Phủ), là những bài hát được đồng bào H’Mông yêu thích nhất. Người Mèo ơn Đảng được sáng tác năm 1956, sau khi ở vùng núi phía Bắc rộ lên việc vua Mèo gây rối. Những đoàn cán bộ tuyên truyền đã phải lặn lội đến tận những bản làng của đồng bào H’Mông xa lắc để vận động bà con không nghe lời kẻ xấu, không đốt rẫy làm nương, xuống núi, sống quây quần ở những bản mới định cư.

Xem thêm  Nỗi Buồn

Những nét âm nhạc đặc trưng của người H’Mông, với tiếng khèn rộn ràng của trai gái giao duyên, tiếng xà tích, trang sức đeo trên váy cô gái H’Mông vang lên khi nhảy múa, tiếng tù và gọi nhau giữa rừng đều được nhạc sĩ khéo léo đưa vào nét nhạc khiến ca khúc mang đậm dấu ấn dân ca H’Mông.

Đó chính là nguyên nhân khiến ngay từ khi ra đời, Người Mèo ơn Đảng lập tức được đồng bào yêu mến nồng nhiệt. Đồng bào đã tự dịch ca khúc ra tiếng H’Mông và ca hát ở bất cứ dịp lễ hội nào của dân tộc mình. Cứ dịp nào có đoàn cán bộ miền xuôi lên làm việc ở vùng đồng bào H’Mông sinh sống, khi khách cất tiếng hát Người Mèo ơn Đảng bằng tiếng Kinh, lập tức đồng bào sẽ đáp lại bằng tiếng H’Mông một cách hết sức tự hào.

Dù còn có những ca khúc khá nổi tiếng khác như Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi, Lạng Sơn quê em, Hồi ức Điện Biên, nhưng chỉ cần với hai bài Hà Giang quê tôi – một bài tỉnh ca và Người Mèo ơn Đảng – được đồng bào H’Mông coi là bài hát chính thức, nhạc sĩ Thanh Phúc đã ghi dấu ấn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam: Một nhạc sĩ của núi rừng Hà Giang và Tây Bắc.

(Nguồn: https://bcdcnt.net/)