Tuyet Voi Tuoi Tho

Những buổi chiều thả diều vi vu trên đồng cỏ hay những ngày cả nhà du lịch bên nhau có lẽ sẽ là những kỷ niệm ngọt ngào không thể nào quên.

Và đó là mùa hè của những người lớn chúng ta từng có…

Cậu bạn thả diều cùng tôi, tên Khoa được lên chức phụ huynh to đùng 6 năm trước, chức quyền là vậy mà cứ đến mùa hè thì sinh hoạt cả nhà anh chàng lại bị đảo lộn. Cũng vì miếng cơm manh áo ở chốn thành thị, cậu và vợ đi làm bận rộn quần quật cả ngày, người vào nghề phụ huynh trước như tôi đã cảnh báo cả mấy tháng nay, vợ chồng cậu vẫn chưa thu xếp được người trông con, nên giải pháp đầy tính thời cuộc của hai vợ chồng là gửi bé vào lớp học thêm mấy môn văn hóa. Để rồi tuần trước cafe cùng thì tôi thấy xót xa khi cháu mình rủ rỉ với bố mẹ: ‘Khi nào mình đi chơi hè, con muốn về thăm nội’, căng hơn nữa là: ‘con cũng muốn những ngày hè như tuổi thơ của bố mẹ…'”.

Xin đừng để mùa hè trở thành “học kỳ 3” của con?

Theo dữ liệu khảo sát từ các phòng tư vấn tâm lý của một số hệ thống trường phổ thông cho thấy tình trạng học sinh có dấu hiệu stress liên quan tới học tập, mâu thuẫn với cha mẹ ngày càng gia tăng hơn những năm gần đây, đặc biệt là trong thời gian phải liên tục thích nghi với những thay đổi giữa học trực tuyến và trực tiếp.

Xem thêm  Nắng Thủy Tinh Lyrics

Một số khảo sát của các tổ chức về trẻ em cũng cho thấy cứ 10 học sinh thiếu ngủ thì có đến 8 bạn cảm thấy rất mệt mỏi trên lớp, khả năng tiếp thu giảm sút. Kết quả thống kê trên 74 trường THPT, 34 trường THCS, 8 trường tiểu học và 34 cơ sở giáo dục khác tại TP.HCM cũng cho biết có trên 50% học sinh cảm thấy không có động lực học tập, hơn 30% cảm thấy stress, áp lực do học tập.

“Một cách vô tình, những áp lực về kết quả và thành tích được vẽ ra từ những bức tranh đẹp của người lớn đã tạo ra những ngày hè kém sắc cho tuổi thơ của các bé. Tệ hơn nữa, việc áp lực và stress kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến những hệ luỵ khó lường về tâm lý cũng như thể chất của trẻ”. Chị Mai Chi mẹ của 2 đứa nhỏ và đồng thời là chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em chia sẻ.

Mùa hè nào không đánh mất tuổi thơ mà vẫn giúp con có được những hành trang bổ ích?

Làm thế nào để những bố mẹ như anh Khoa an tâm, con trẻ có được tuổi thơ đúng nghĩa với những mùa hè đáng nhớ và bổ ích, ông Barnaby Pelter – một chuyên gia đã làm việc lâu năm trong ngành giáo dục tại các tập đoàn đa quốc gia cho rằng: bố mẹ hãy bắt đầu từ sở thích của con vì trẻ nhỏ sẽ học tốt hơn khi được học những gì con thích. Thay vì thúc ép con học, bố mẹ có thể chỉ cho con những khám phá mà con có thể yêu thích. Con không chỉ có thể lĩnh hội kiến thức hay hình thành các kỹ năng ở trường. Bố mẹ hãy để con được thỏa sức sáng tạo nếu con đam mê vẽ tranh, tạo điều kiện cho con phát triển năng khiếu nếu con thích múa, thích hát. Con cũng có thể hình thành nhận thức về an toàn khi được đi học bơi, hay bổ sung kiến thức thực tế về kỹ năng sống khi đi dã ngoại cùng các bạn. “Lắng nghe sở thích của con và lồng ghép các bài học vào hoạt động mà con yêu thích là một cách giáo dục tuyệt vời để con được nuôi dưỡng niềm yêu thích học hỏi”, ông Barnaby kết luận.

Xem thêm  Lời Bài Hát đất Nước

Đây cũng là xu hướng giáo dục đang được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển nơi con được tự do khám phá, tìm hiểu những gì con thích. Đối với việc học ngôn ngữ cũng vậy. Thay vì để con suy nghĩ đó là một môn học ngôn ngữ thứ 2, học để đạt điểm cao tại trường, hãy cho con thấy cánh cửa mở ra thế giới khi con thành thạo một ngôn ngữ quốc tế. Con không nhất thiết học ngữ pháp, từ vựng, con sẽ tiếp thu những điều này khi con khám phá và tìm tòi một đề tài con thích, và qua đó con còn có được những kỹ năng mới mà không phải sách vở nào cũng dạy cho cho con được, một hành trang quan trọng trong tương lai của con…

Tại Việt Nam, bố mẹ cũng có thể tham khảo chương trình tiếng Anh hè 2022 (Summer in Tomorrow Land) của Apollo English đang áp dụng xu hướng giáo dục này. Đây là chương trình được “may đo” dành riêng cho thế hệ trẻ em Việt Nam, với những xu hướng tâm lý đặc thù để con có được mùa hè đáng nhớ cùng vô vàn các hoạt động lý thú mà qua đó con có được kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng thiết yếu của tương lai như: tư duy ứng dụng, khoa học thể chất, trí tuệ cảm xúc… Cụ thể, sau khóa học con có thể hiểu bản thân, làm chủ cảm xúc, phản ứng của chính mình. Con biết chọn lọc khi tiếp xúc với các thông tin trên mạng, lên kế hoạch cải thiện sức khỏe, thiết kế bữa ăn dinh dưỡng… nhiều kỹ năng cập nhật xu hướng thú vị khác…

Xem thêm  Lời Bài Hát Bến Sông Chờ

Thế giới luôn không ngừng biến đổi, điều quan trọng nhất là con có đủ sự tự tin và niềm đam mê học hỏi để luôn làm chủ tương lai và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

https://kenh14.vn/ban-da-co-nhung-ngay-he-tuoi-tho-tuyet-voi-nhung-dua-tre-ngay-nay-thi-sao-20220420212737257.chn