Hình ảnh bệnh ghẻ ngứa

Bệnh ghẻ thuộc nhóm bệnh ngoài da do ký sinh trùng ghẻ có tên Sarcoptes scabiei hominis, lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn chiếu có ghẻ và trứng ghẻ.

1. Căn nguyên

Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực thường chết sau khi giao hợp, ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, trứng nở thành ấu trùng và lột xác trở thành ghẻ trưởng thành. Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất (dấu hiệu ngứa vào ban đêm), dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu…

Ghẻ cái sống từ 4-6 tuần, đẻ mỗi ngày 1-5 quả trứng, sau 3-7 ngày nở thành ấu trùng, sau đó lột xác nhiều lần thành cái ghẻ trưởng thành. Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, với điều kiện thuận lợi: 1 ghẻ cái sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con.

2. Những đối tượng dễ bị ghẻ?

Bất kỳ đối tượng nào, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội, dù nam hay nữ, dù già hay trẻ đều có thể mắc bệnh ghẻ. Tuy nhiên đối tượng dễ bị nhất là những người thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt chung như: ngủ chung, dùng chung màn, khăn, chiếu, gối với người bị ghẻ.

Bệnh có xu hướng lưu hành nhiều nơi đông đúc dân cư, điều kiện vệ sinh kém, bệnh vào mùa đông nhiều hơn mùa hè.

Xem thêm  Lời Bài Hát Tạm Biệt Huế

3. Triệu chứng của bệnh

  • Thời gian ủ bệnh thường 4-6 tuần
  • Luống ghẻ là do cái ghẻ đào ở lớp sừng gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám ở đầu luống ghẻ có mụn nước, mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ.

Vị trí: lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, cổ tay, nách, bụng và sinh dục. Ở trẻ em còn gặp ở đầu và mặt.

  • Sẩn cục ghẻ có màu nâu, tập trung chủ yếu ở vùng sinh dục trẻ nam, có thể gặp ở nách, mông. Một số sẩn cục tồn tại dai dẳng dù ghẻ đã hết.
  • Tổn thương khác thường do ngứa gãi gây nên: vết xước, sẩn, trợt, vảy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc hóa, sẹo thâm màu, bạc màu. Thương tổn dai dẳng gây biến chứng nhiễm khuẩn, chàm hóa.
  • Ngứa gặp ở hầu hết các bệnh nhân, ngứa nhiều nhất về đêm, lúc đi ngủ, ngứa vùng da non nhiều như vùng cạp quần, bẹn, mặt trong đùi. Ở trẻ em ngứa nhiều gây khó ngủ, quấy đêm.
  • Dịch tễ: gia đình, tập thể nhiều người mắc bệnh tương tự và có tính chất lây lan.

4. Xét nghiệm chẩn đoán

Thông thường bác sĩ chuyên khoa Da liễu khám soi dưới kính lúp nhận định tổn thương, các vị trí đặc trưng của bệnh, đặc thù cơn ngứa và dịch tễ trong gia đình có người bị bệnh tương tự cho phép chẩn đoán bệnh ghẻ mà không cần thiết phải xét nghiệm.

Xem thêm  2k10

Đôi khi một số trường hợp không điển hình, có thể cần xét nghiệm như: soi tìm cái ghẻ, chất cặn thải của cái ghẻ dưới kính hiển vi, hoặc bằng máy dermoscopy. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tìm thấy cái ghẻ.

5. Điều trị

Nguyên tắc

  • Phát hiện, điều trị sớm, điều trị cùng lúc tất cả những người bị ghẻ trong gia đình, tập thể.
  • Bôi thuốc vào buổi tối, đúng cách
  • Cách ly người bệnh, là luộc quần áo, vệ sinh chăn chiếu, đồ dùng…

Điều trị cụ thể

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân bị ghẻ giản đơn, ghẻ chàm hóa, ghẻ bội nhiễm, hay ghẻ sẩn cục…mà bác sĩ chuyên khoa Da liễu sẽ có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.

  • Thuốc bôi tại chỗ: Kem permethrin 5%, dung dịch DEP (diethyl-phtalat), benzyl benzoat 10-25%, ivermectin 1%, sulfur 6-33%, malathion 0,5%, kem crotamiton.

Bôi thuốc đúng cách: Thường bôi thuốc vào buổi tối, chú ý bôi kỹ những vùng nếp gấp, sinh dục, quanh móng, sau tai; đối với trẻ em có thể bôi cả vùng mặt và đầu nếu có thương tổn và theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc toàn thân: thuốc giảm ngứa, kháng sinh, chống viêm nếu trẻ bị ghẻ bội nhiễm, chàm hóa bác sĩ chuyên khoa cân nhắc việc sử dụng thêm.

Trường hợp tổn thương da nặng, lan tỏa, ghẻ đáp ứng kém với điều trị thuốc bôi có thể chỉ định thêm thuốc uống Ivermectin, dùng cho trẻ > 15 kg.

Xem thêm  Lời Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa

6. Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân rất quan trọng, đóng góp vào thành công của điều trị:

  • Vệ sinh, thay đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, chiếu, khăn trải giường, hàng ngày (giặt ở nhiệt độ ≥ 50 độ trong ít nhất 10 phút, sau đó phơi, sấy khô, là ủi hai mặt nếu có thể) sau đó được bịt kín trong túi, sử dụng lại sau khoảng 5 ngày.
  • Điều trị đồng thời cho cả người tiếp xúc và ở chung nhà với người bệnh.

7. Cách phòng tránh bệnh ghẻ

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ghẻ là tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị bệnh ghẻ. Không nên sử dụng quần áo hoặc khăn trải giường chung với người bị nhiễm ghẻ.

Nếu trẻ có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh ghẻ, bố mẹ hoặc người giám hộ có thể đưa trẻ đến khám tại phòng khám Da liễu thuộc các đơn vị sau:

  • Phòng khám da liễu – Khoa khám bệnh Đa khoa
  • Phòng khám da liễu – Khoa khám bệnh Chuyên khoa
  • Phòng khám da liễu – Trung tâm Quốc tế

Ths.Bs. Trần Thị Thùy Trang – Khoa Da Liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương