Bạn có đã từng tải phiên bản ứng dụng beta về dùng bao giờ chưa? Về cơ bản thì phiên bản này không có nhiều khác biệt so với phiên bản chính thức. Nhưng tại sao lại phải có phiên bản beta như vậy? Hiểu đơn giản thì phiên bản beta được tung ra nhằm phục vụ cho kiểm thử beta. Còn nếu bạn muốn biết kiểm thử beta là gì thì hãy tiếp tục đọc bài viết này của chúng tôi nhé.
Thử nghiệm beta là gì?
Thử nghiệm beta là thủ tục của một sản phẩm phần mềm để thử nghiệm bởi các khách hàng thực trong môi trường thực tế / ảo trước khi phát hành.Nó được xem một phương thức kiểm tra chất lượng trong sử dụng thực tế.
Hầu hết mọi người coi beta như một phiên bản trước khi phát hành phần mềm (phiên bản không chính thức). Nhiều trường hợp bất kỳ ai (không phải nội bộ) cũng có thể sử dụng và gửi phản hồi lại cho nhóm sản xuất. Những phản hồi được ấy sẽ được nhà phát triển phân tích, quyết định để tinh chỉnh lại sản phẩm.
Thử nghiệm beta cũng được giới thiệu bởi vài tên khác như:
- Thử nghiệm chấp nhận người dùng
- Thử nghiệm chấp nhận khách hàng
- Xác nhận khách hàng
- Field Trails
- Pre-Release
Khi nào thử nghiệm Beta được thực hiện?
- Thông thường kiểm thử phiên bản beta bắt đầu sau một bài kiểm tra alpha nội bộ. Đây là bước kiểm thử cuối cùng để thử nghiệm trước khi tung ra một sản phẩm,ư.
- Thử nghiệm này bắt đầu khi sản phẩm hoàn thiện hoặc chuẩn bị hoàn thiện nhằm thiết lập một đánh giá cuối cùng của sản phẩm trước khi phát hành.
Công cụ để thử nghiệm Beta
Thử nghiệm Beta là một quá trình rất độc đáo sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong quá trình kiểm tra. Trong đó nổi bật nhất phải nhắc đến cụ kiểm thử Effective Tools. Nó có vai trò quan trọng trong quá trình kiểm thử beta. Dưới đây là một số ưu điểm của công cụ này:
- Rút ngắn chu kỳ beta
- Giảm thời gian đầu tư
- Tăng sự tham gia của người kiểm tra
- Nâng cao chất lượng phản hồi
- Tăng khả năng hiển thị
Quy trình kiểm tra beta
Có rất nhiều cách để tiến hành và quản lý thử nghiệm beta, tuy nhiên quy trình gồm 6 giai đoạn dưới đây được coi là quy trình tiêu chuẩn khi muốn thực hiện kiểm tra beta. 6 giai đoan bao gồm:
- Lập kế hoạch dự án
- Tuyển dụng người tham gia
- Phân phối sản phẩm
- Thu thập Phản hồi
- Đánh giá Phản hồi
- Kết luận Beta
Lập kế hoạch dự án
Trong giai đoạn lập kế hoạch dự án, tester cần xác định mục tiêu của thử nghiệm beta. Bằng cách xác định mục tiêu của bạn trước, bạn sẽ ước tính được số lượng người phải được chọn cho quá trình beta. Một thời gian dự án phải được thiết lập trong quá trình Lập kế hoạch dự án.
Tuyển dụng người tham gia
Thử nghiệm beta bắt đầu bằng việc chọn ứng cử viên (người kiểm thử, dùng thử). Thông thường, đối tượng được chọn làm ứng cử viên không nhiều(từ 50-250 người). Cũng có những sản phẩm mà phiên bản beta được tung ra cho tất cả mọi người trải nghiệm và phản hồi.
Bài viết tương tự : Những điều cần biết vè kiểm thử tải.
Phân phối sản phẩm
Giai đoạn tiếp theo là phân phối sản phẩm, các bài kiểm tra được phổ biến cho các thành viên beta. Những thông tin liên quan đến sản phẩm (lập trình, thiết bị, sách hướng dẫn, v.v.) được gửi tới các thành viên.
Thu thập và đánh giá Phản hồi
Khi nhận được những phản hồi của người dùng thử, cần nhanh chóng thu thập lại, sau đó đanh giá những phản hồi đó (tích cực hay tiêu cực,…) Phản hồi có thể bao gồm báo cáo lỗi, nhận xét chung, trích dẫn, đề xuất, nghiên cứu và lời chứng thực.
Kết luận Beta
Khi cuộc thử nghiệm beta kết thúc, nhà phát triển cần đưa ra những nhận xét cũng như trả lời lại những phản hồi của các thành viên tham gia kiểm thử. Xem xét lại thực trang của sản phẩm và lấy cơ hội lý tưởng để cảm ơn và trả tiền cho nỗ lực của những phản hồi hữu ích.
Tóm lại nếu như kiểm thử alpha được coi là kiểu thử nghiệm nội bộ thì kiểm thử beta là kiểm thử dành cho khác hàng, người dùng trải nghiệm và phản hồi trước khi phiên bản chính thức được đưa ra. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phiên bản sản phẩm beta cũng như kiểu thử nghiệm này.