Bí Bầu

Video bí bầu

Các loại sâu hại chính trên cây rau họ bầu, bí:

– Nhện đỏ:thường gặp ở giai đoạn cây nhỏ cho tới khi cây đang trong thời gian thu hoạch. Chúng phát triển và gây hại mạnh mẽ khi thời tiết khô nóng và rất khó để tiêu diệt.

– Ruồi đục lá: sâu non nằm ở giữa 2 lớp biểu bì ăn phần diệp lục để lại đường đục ngoằn nghèo trên lá. Thường có mật độ cao ở thời kỳ cây ra hoa rộ – quả, vào tháng 3 – 5 và 9 – 11 trong năm.

– Sâu ăn lá: thường có mật độ cao khi cây sinh trưởng tốt sau trồng 25-30 ngày, chúng hại búp, lá non. Gây hại chính ở vụ xuân hè và thu đông sớm.

– Rệp: chúng thường xuyên xuất hiện trong điều kiện thời tiết khô hanh, hạn hán. Mật độ thường tăng rất nhanh do chúng đẻ ra con, trong năm thường gây hại nặng vào các tháng 3-5 và 9-11 trong năm.

– Bọ trĩ: chích hút dịch ở lá, ngon, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn. Trong năm chúng thường có mật độ cao vào các tháng 3 – 5 (vụ xuân hè) và tháng 9 – 11 (vụ thu đông).

Các loại bệnh hại chính trên cây rau họ bầu, bí:

– Bệnh phấn trắng: bệnh phấn trắng gây hại cả 2 mặt lá, nhưng thường phát sinh gây hại mạnh ở mặt trên. Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống tàn dư cây bệnh và lan truyền theo gió.

Xem thêm  Hà Nội Năm 2000

– Bệnh héo xanh vi khuẩn: bệnh gây hại ở tất cả các thời kỳ của cây nhưng nghiêm trọng nhất là thời kỳ hoa – quả và bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 25 – 300C. Bó mạch thâm nâu, cây không hút được nước, héo và chết.

– Bệnh giả sương mai: bệnh phát sinh nặng trong điều kiện nhiệt độ dưới 200C, ẩm độ không khí cao. Gây hại cả thân, lá và thường gây hại nặng trên dưa chuột vụ thu đông và xuân hè sớm.

– Bệnh khảm lá: do virut gây hại, nếu bị bệnh từ khi cây còn nhỏ, cây còi cọc lá xoăn nhỏ và thường không ra quả. Bệnh do côn trùng chích hút truyền bệnh chủ yếu là rệp, bọ trĩ, lây từ cây bệnh sang cây khỏe. Phải trừ môi giới truyền bệnh.

Các biên pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

* Biện pháp canh tác: Trồng luân canh cây họ bầu, bí với cây khác họ để giảm khả năng lây nhiễm sâu bệnh từ cây trồng vụ trước; sử dụng giống sạch bệnh; dọn sạch tàn dư và đem tiêu hủy xa ruộng hoặc đốt sau mỗi vụ thu hoạch để tránh sâu bệnh lây lan sang vụ sau; cày lật đất, phơi kỹ nhằm diệt bớt mầm bệnh tồn tại trong dất; cắt tỉa lá già, lá gốc tạo thông thoáng giàn giúp giảm phát sinh nguồn bệnh.

* Biện pháp thủ công: sử dụng bẫy đèn, bẫy dính mầu vàng, bắt và tiêu diệt rệp có cánh, ruồi đục lá, tiêu hủy cây bị sâu bệnh, xử lý nhiệt hạt giống…

Xem thêm  Loi Yeu Trong Gio

* Biện pháp sinh học: khai thác và sử dụng những sinh vật có lợi (thiên địch, kẻ thù của sâu hại), các sản phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây.

– Bảo vệ thiên địch: các loài bọ rùa ăn rệp, ăn sâu hại; các loài ong ký sinh trứng, sâu non, nhông sâu hại; các loài kiến, bọ cánh cứng, nhện, ăn sâu hại…

– Sử dụng thuốc sinh học và thuốc thảo mộc: các chế phẩm sinh học như Bacillus thuringiensis phòng trừ sâu ăn lá, nấm ký sinh côn trùng Beauveria, Metarhizium. Sử dụng thuốc thảo mộc Azadirachtin,Rotenone, Saponin…được dùng phòng trừ, xua đuổi và gây ngán nhiều sâu hại trên rau.

* Biện pháp hóa học: sử dụng các hoạt chất hóa học để phòng trừ sâu bệnh cây, chỉ nên sử dụng những loại thuốc sau trong trường hợp cần thiết:

– Các loại thuốc chọn lọc, ít độc hại cho con người và môi trường.

– Các loại thuốc nhanh phân hủy.

– Các loại thuốc nhóm độc thấp (nhóm 3,4).

– Áp dụng biện pháp xử lý hạt giống và cây con.

– Sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng: (đúng lúc, đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng).

Chúc bà con mùa màng bội thu!

Đinh Hòa