Bánh Tráng ép Huế

Bánh ép Huế to khoảng bằng một bàn tay người lớn, mới ra lò, nóng hôi hổi được đặt trên những chiếc đĩa màu xanh, xung quanh là nước chấm pha theo công thức “gia truyền” cùng các loại rau ăn kèm. Món ăn này không chỉ thơm ngon khó cưỡng mà còn dễ dàng làm tại nhà để bạn chiêu đãi cả gia đình ngày cuối tuần.

1. Bánh ép Huế là bánh gì? Tại sao người dân Huế gọi là bánh ép?

Không khó để bạn tìm thấy một quán bán bánh ép Huế ở trên đường phố cố đô. Bánh ép vừa là đặc sản để tiếp đãi khách du lịch, vừa là món ăn vặt hằng ngày được người dân nơi đây yêu thích. Đây là “món bánh tuổi thơ” của rất nhiều người Huế thế hệ 8X trở về sau. Học sinh, sinh viên trước hoặc sau mỗi giờ học thường “tạt qua” quán ruột, “đánh chén” vài chiếc bánh và tám chuyện cùng bạn bè.

Thoạt nhìn qua, bánh ép Huế có thể trông rất giống bánh tráng nướng nhưng thực chất chúng có mùi vị và cách chế biến rất khác nhau. Bánh ép Huế được ép thủ công nhiều lần bằng khuôn gang trên bếp than đỏ lửa. Sở dĩ gọi là “bánh ép” cũng bởi quy trình làm bánh sáng tạo và khác biệt.

Thuận An được cho là quê hương của bánh ép Huế, nơi những chiếc bánh đầu tiên ra đời. Đây là vùng đất ven biển với những vựa cá, hải sản lớn bậc nhất ở Huế. Người dân làng chài gìn giữ các ngành nghề truyền thống như làm mắm, tôm và mực khô, đồng thời phát triển du lịch. Bãi biển Thuận An Huế thơ mộng, xinh đẹp ngày càng trở nên nổi tiếng và rất “được lòng” khách du lịch.

>>> Tìm hiểu thêm về: Top các món ăn ngon ở Huế gây thương nhớ cho du khách

2. Cách làm bánh ép Huế truyền thống

Làm bánh ép Huế cần chuẩn bị những nguyên liệu gì? Quy trình hoàn chỉnh để cho ra lò một chiếc bánh thơm ngon, chuẩn vị sẽ như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

2.1. Nguyên liệu làm bánh ép Huế

Du khách ai nấy đều “trầm trồ” khi lần đầu được thưởng thức bánh ép Huế. Họ ngạc nhiên bởi không nghĩ rằng chiếc bánh hòa quyện hài hòa, đầy đủ các vị: béo ngậy, dai dai, chua chua, giòn giòn mà mình đang ăn lại được làm từ những nguyên liệu quen thuộc và dễ kiếm đến vậy.

Bánh ép Huế “khai sinh” được làm từ bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá, ăn kèm rau sống và mắm ngọt. Hiện nay, nhiều cửa hàng đã biến tấu thêm các phiên bản bánh ép khác cho phù hợp với khẩu vị và thị yếu của người dân như bánh ép nhân thịt, bánh ép nhân tôm, bánh ép nhân xúc xích,… Về cơ bản, để làm bánh ép Huế, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: bột lọc, trứng, thịt lợn, hành lá, rau thơm, dưa chuột, mắm, sả, ớt tươi,…

Xem thêm  Ko The Quen

Khi lựa chọn nguyên liệu, bạn cần lưu ý:

  • Chọn thịt lợn sạch, có cả nạc, cả mỡ để nhân bánh không bị khô, mềm và dễ ăn hơn.
  • Chọn trứng gà tươi, rõ nguồn gốc. Loại trứng này sẽ có màu vàng tươi tự nhiên, đẹp mắt và rất giàu protein.
  • Bột lọc nhồi kỹ với một chút nước, cho thêm một chút muối để bột bánh đậm và thơm mùi bột hơn.
  • Các loại rau sống ăn kèm có thể là: giá đỗ, dưa chuột, xà lách, xoài xanh, cà rốt,…

2.2. Quy trình làm bánh ép Huế

Quy trình làm bánh ép Huế chia làm hai công đoạn chính. Cụ thể:

Công đoạn nặn nhân bánh:

  • Trộn thịt với một ít hành lá và ớt.
  • Bột lọc được nặn thành những cục nhỏ, đặt nhân thịt đã chuẩn bị lên trên.

Công đoạn ép bánh:

  • Bôi dầu vào khuôn gang, để trên bếp than đỏ lửa.
  • Canh đến khi lửa làm nóng khuôn gang thì cho cục bột vào giữa, ép xuống thật chặt khoảng 5-6 giây.
  • Mở khuôn ra, thêm trứng, tiếp tục ép xuống vài giây nữa.
  • Lật đều tay khoảng 2-3 lần để bánh được chín đều.

Việc ép bánh rất quan trọng, là công đoạn để quyết định xem bánh ra lò có ngon không. Nếu bạn canh được đúng thời điểm khuôn bánh nóng vừa phải, ép đủ lực tay, lật bánh đúng lúc bánh sẽ chín vàng đều, bay đến mùi thơm nức mũi.

Công đoạn pha nước chấm:

Nước chấm chính là “vũ khí bí mật” để món bánh ép Huế trở nên trọn vị. Bạn có thể chế biến nước chấm theo nhiều cách khác nhau. Hai cách phổ biến mà người Huế hay làm là:

  • Pha nước chấm bằng nước mắm chua ngọt kèm ớt và tỏi.
  • Dùng nước mắm trộn tương ớt hoặc ớt tươi.

Như vậy là đã hoàn thành xong món bánh ép Huế. Vị béo ngậy của thịt và trứng, vị giòn tan của bột lọc chín, hòa cùng với mùi thơm nồng của rau sống, quyện thêm chút chua chua cay cay từ nước chấm khiến cho bạn đã ăn là không thể dừng được.

Mỗi chiếc bánh to bằng khoảng một bàn tay người lớn. Mỗi người lai rai khoảng 9-10 chiếc mới thỏa cơn thèm. Khách ăn xong xếp đĩa thành chồng cao, chủ quán khi tính tiền chỉ việc đếm số lượng đĩa rồi nhân lên với giá tiền. Mỗi chiếc bánh ép Huế có giá khoảng 2.000 – 3.000 VNĐ/chiếc với bánh nhỏ, 5.000 VNĐ/chiếc với bánh to, có nhiều nhân hơn.

Xem thêm  Lời Bài Hát Còn Tuổi Nào Cho Em

3. Top 5 quán bánh ép tại Huế ngon nhất định phải thử

Thưởng thức bánh ép Huế ở đâu ngon? Thực khách có thể tham khảo 5 quán bán bánh ép đang “nổi đình nổi đám” tại Huế dưới đây.

3.1. Bánh ép Huế Chị Huệ, Lê Ngô Cát

  • Địa chỉ: 116 Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, thành phố Huế
  • Giờ mở cửa tham khảo: 14h – 21h
  • Giá tham khảo: khoảng 2.000 VNĐ/cái

Nhắc đến quán bánh ép Huế nổi tiếng, không thể không nhắc đến quán của chị Huệ. Bánh ép ở đây to tròn, đầy đặn với nhân nhiều thịt. Đặc biệt phải kể đến loại nước chấm “trứ danh”, có vị vừa cay, vừa mặn, vừa ngọt hòa quyện với nhau.

Nhược điểm duy nhất của quán là không gian khá nhỏ. Thế nhưng vì bánh ngon, đáng giá, chất lượng, chủ quán lại thân thiện và phục vụ nhanh nên ai nấy đều rất hài lòng. Thực khách kéo đến quán để thưởng thức bánh ngày càng đông.

3.2. Bánh ép Dì Mai

  • Địa chỉ: Đối diện trường THCS Duy Tân, thành phố Huế
  • Giờ mở cửa tham khảo: 14h – 20h
  • Giá tham khảo: Khoảng 2.000 – 2.500 VNĐ/cái

Quán của chị Huệ nổi tiếng ở Lê Ngô Cát, còn sang khu Duy Tân, hỏi tìm quán bánh ép Huế ngon, người dân sẽ chỉ cho bạn đến quán của Dì Mai. Đây vừa là quán ruột của các bạn học sinh, vừa là địa điểm yêu thích mà khách du lịch hay ghé đến.

Quán nhỏ xinh, nằm khiêm nhường ở một góc đường Duy Tân, nhưng chất lượng bánh thì không hề khiêm nhường. Vì bánh ngon nên quán lúc nào cũng rất đông, khách hàng nhiều khi phải đợi hơi lâu một chút. Bù lại Dì Mai phục vụ khách rất chu đáo, tận tình nên ai nấy đều vui vẻ, hài lòng.

3.3. Bánh ép Nguyễn Du Huế

  • Địa chỉ: 20 Nguyễn Du, thành phố Huế
  • Giờ mở cửa tham khảo: 16h – 22h
  • Giá tham khảo: Khoảng 2.000 – 5.000 VNĐ/cái

Quán bánh ép có nhân đa dạng nhất, không đâu khác chính là bánh ép Nguyễn Du Huế. Bạn có thể lựa chọn bánh nhân pate, bò khô, thịt hoặc nhân thập cẩm tùy vào khẩu vị và sở thích của mình.

Ngoài bánh ép, quán còn phục vụ cả các món ăn khác như bánh tráng trộn, bò bía, gỏi xoài,… Bởi vậy, đây chính là lựa chọn hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên đến ăn vặt và trò chuyện cùng nhau.

Xem thêm  Right Here Waiting

3.4. Bánh ép Huế Gia Di

  • Địa chỉ: 4 Phùng Chí Kiên, thành phố Huế
  • Giờ mở cửa tham khảo: 8h – 22h
  • Giá tham khảo: Khoảng 1.000 – 10.000 VNĐ/cái

Bánh ép Gia Di là quán vỉa hè ở tại 51 Bà Triệu, với không gian rộng rãi, thoáng đãi và sạch sẽ. Bánh ép Huế ở đây rất đặc biệt. Bột được pha theo công thức gia truyền, ép nóng hổi cùng với hành, thịt và bò khô rải lên phía trên. Ăn bánh kèm với dưa leo, nộm chua ngọt, rau răm, cùng nước chấm cho ra một hương vị rất đặc biệt và không trùng lặp với bất kỳ quán nào. Ai ăn bánh ép ở đây một lần hẳn sẽ thấy vô cùng ấn tượng.

3.5. Bánh Ép Cầu Hai – Làng cầu Hai

  • Địa chỉ: Số 9 Trương Định, làng Cầu Hai, thành phố Huế.
  • Giờ mở cửa tham khảo: 14h – 21h
  • Giá tham khảo: Khoảng 2.000 VNĐ/cái

“Săn” bánh ép ngon, nhiều người kéo đến số 9 Trương Định, thành phố Huế để tìm quán bánh ép Cầu Hai. Bánh ép với nhân thịt, tôm cắt nhỏ chính là đặc sản của ngôi làng này. Sả và mè đen kết hợp lại, được thêm vào chén mắm tạo nên hương vị đậm đà khiến cho thực khách cảm thấy vô cùng “đã miệng” khi thưởng thức.

Hương vị thơm ngon, lạ miệng của bánh ép Huế sẽ khiến cho chuyến đi du lịch của bạn đến vùng đất cố đô trở nên hoàn hảo, trọn vẹn hơn. Bởi vậy, khi đến Huế, bạn đừng quên thưởng thức món ăn đặc sản này một lần nhé. Ghé qua các quán bán bánh ép Huế ngon nổi tiếng đã được giới thiệu ở trên chính là một lựa chọn không tồi. Biết đâu ăn xong, khi trở về, bạn lại “thương nhớ” hương vị của bánh ép mà xắn tay vào bếp, thử tự làm bánh một lần thì sao.

Ngoài ra, sau chuyến thăm thú Huế, du khách nên kết hợp du lịch Hội An bởi khoảng cách hai địa điểm du lịch hút khách này tương đối gần. Nếu có dịp tới Hội An, du khách đừng quên nghỉ dưỡng tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An và vui chơi giải trí tại VinWonders Nam Hội An. Quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đa sắc văn hóa, muôn màu trải nghiệm chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm ấn tượng bậc nhất.

THAM KHẢO CÁC ƯU ĐÃI VINPEARL HOT NHẤT