Tuổi Trẻ Là Những ước Mơ

Video tuổi trẻ là những ước mơ

Để tồn tại và vươn lên trong cuộc sống, mỗi người chúng ta, ai cũng nổ lực phấn đấu tiến lên phía trước. Tự mình làm chủ vận mạng, làm chủ cuộc đời của chính mình. Đôi khi chúng ta như đã nắm chắc cơ hội trong tay mà vững tin nhịp bước.

Nhưng cũng có lúc, mọi thứ đối với chúng ta tưởng chừng như thật xa vời và nó chỉ tồn tại trong những ước mơ. Ai trong chúng ta cũng trãi qua tuổi trẻ với những vui buồn trước thất bại hay thành công trong cuộc đời. Nhưng chúng ta có ý thức hết được những ảnh hưởng của nó dối với tương lai chúng không? Nếu chúng ta thiếu đi những định hướng cho cuộc đời mình.

Tuổi trẻ cần phải học cách ước mơ

Ai cũng có ước mơ. Ước mơ có thể là những nhu cầu bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng nó cũng chính là kế hoạch lâu dài, những khát khao hướng thượng cho chính bản thân mình. Ước mơ là điểm xuất phát quan trọng hay là cơ sở để mỗi cá nhân, tổ chức vươn mình bay cao. Nhưng ước mơ cũng chỉ là ước mơ nếu nó không đi kèm với sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện ước mơ đó. Tuổi trẻ thường gắn liền với nhiệt huyết, với hoài bão, thích khám phá và ưa mạo hiểm nhưng lại thiếu đi những mục tiêu, những kế hoạch để biến điều không thể thành có thể.

Ước mơ thuộc về tương lai mà người trẻ tuổi thì sống vì tương lai, vậy tại sao không sống và phấn đấu vì ước mơ của mình? Thành công bắt đầu từ suy nghĩ “dám ước mơ”. Chúng ta dám ước mơ, dám nghĩ khác và vượt khỏi những hạn hẹp của hoàn cảnh sống để thực hiện cho bằng được khát vọng của mình. Ước mơ cũng giống như những tên lửa đang chuẩn bị cất cánh, nhưng nếu không được châm ngòi bằng một niềm tin, ý chí và nỗ lực vượt khó thì mãi mãi nó chỉ nằm chỏng chơ trên mặt đất.

Cuộc đời thật có quá nhiều ước mơ, có những ước mơ đã trở thành sự thật, và cả những ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Nhưng chúng ta hãy cảm nhận những ước mơ trong chính con người mình và học cách để nuôi dưỡng nó. Trước hết, phải tìm cho mình một hoài bão, đam mê và tự đặt câu hỏi liệu mình có dám đánh đổi tất cả để hoàn thành được ước nguyện đó hay không? Con đường biến ước mơ thành hiện thực đều phải trải qua ba giai đoạn: Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải nuôi dưỡng trong mình một ước mơ, lẽ sống để có động lực phấn đấu và vươn lên. Tiếp đó, ta luôn có những kế hoạch để từng bước cụ thể hoá, hiện thực hoá ước mơ.

Xem thêm  Lời Bài Hát Kẻ ở Miền Xa

Muốn làm được điều đó, mỗi chúng ta cần tự trang bị cho mình kiến thức thực tiễn và nền tảng giáo dục vững chắc. Cuối cùng, phải biết kiên trì, nhẫn nại và nỗ lực hết mình. Những bài học rút ra từ sai lầm đã qua sẽ tôi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng. Một ước mơ dù lớn hay nhỏ, được ấp ủ, nuôi dưỡng và hiện thực hoá là cả một quá trình với ý chí tự thân và những bước đi khoa học. Vậy nên tuổi trẻ cần phải học cách ước mơ sao cho phù hợp và thiết thực, để chúng ta thực hiện ước mơ của mình trở thành hiện thực, chứ không phải ước mơ chỉ là mơ ước.

.

Nếu ước mơ không thành

Trong Tương Ưng Bộ Kinh I, Chương 3, Đức Phật đã dạy: Có bốn loại tuổi trẻ mà không nên kinh thường, không nên miệt thị vì họ là trẻ. Thế nào là bốn? Đó chính là vị vương tử trẻ tuổi, một con rắn con, một ngọn lửa nhỏ và một vị Tỷ kheo trẻ tuổi. Bốn loại trẻ tuổi này không nên kinh thường, không nên miệt thị vì chúng là trẻ. Điều đó chứng tỏ, Đức Phật đã xác định sức mạnh, năng lực của tuổi trẻ cần phải được tôn trọng không những bởi vì tiềm năng sau này, mà vai trò của tuổi trẻ cũng cần phải được công nhân, bởi tuổi trẻ có thể làm những việc mà đôi lúc người lớn không thể và tuổi trẻ cũng có thể gánh vác công việc của người lớn một khi họ đã đầy đủ tố chất của người trưởng thành.

Nhưng dẫu sao tuổi trẻ vẫn chưa thật sự được trãi nghiệm, phán đoán công việc đôi lúc lại thiên về cảm tính, dễ bị cảm xúc chi phối dẫn đến phán xét sai lầm, kết quả của công việc trở nên tệ hại. Ngoài ra, tuổi trẻ còn phải đối đầu, bị dòm nghó, ganh tỵ, dèm pha bởi nhiều thế lực khác nhau mà chính bản thân họ nếu không thực thụ tài năng, không đạt được lòng tin của mọi người, thì họ dễ bị đám bại, bị gục ngã khi kế hoạch và mục tiêu chỉ vừa mới tượng hình trong thai nghén. Vậy khi ước mơ không thành chúng ta phải làm gì?

Xem thêm  Cách trúng số

Có một câu chuyện kể về ước mơ của ba cây cổ thụ trong một khu rừng nọ đang bàn về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn trở thành một chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn. Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới.” Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời.”

Một vài năm sau đó có một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba điều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực. Một chủ trại mộc đã mua những cây này, cây thứ nhất được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc. Cây thứ hai được đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá và cây thứ ba thì bị chặt thành khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.

Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đã đến thời kỳ sinh nở và họ đang tìm một chiếc nôi cho đứa bé, và họ chọn máng cỏ, máng cỏ đã trở thành chỗ ấm áp cho em bé. Bây giờ, nó hiểu rằng tầm quan trọng của nó vì nó đang che chở cho một sinh linh nhỏ bé. Một vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão. Những người trên thuyền phải vật lộn với sóng gió trong sự sợ hãi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó đủ sức mạnh để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân của mình. Số phận cây thứ ba lại được một người tiều phu nhặt về và nó được đóng thành một hàng rào để ngăn chặn thú dữ. Cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để ngăn chặn bầy sói dữ tấn công đàn cừu non.

Xem thêm  Lời Bài Hát Mùa Xuân Trên Thành Phố Hồ Chí Minh

Khi sự việc xảy ra không theo ý muốn, chúng ta phải biết học cách chấp nhận nó như một sự thật. Ba cây cổ thụ đều nổ lực để thực hiện được ước mơ của mình nhưng cái đích đến cuối cùng lại không như mong đợi. Nhưng nó nhận ra rằng, sự tồn tại của nó dù ở bất cứ một vị trí nào, nó cũng là một đối tượng có ích với chính mình và với mọi đối tượng xung quanh. Nên nó không có một lý do gì để buồn rầu về sự thất bại của nó cả.

Phải chăng hạnh phúc là một quá trình?

Cuộc đời của chính mình là do mình nắm giữ. Dù đánh mất tất cả cũng đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Dù người khác có cho rằng những ước mơ, những hoài bão và mục tiêu của chúng ta là vớ vẫn thì chúng ta cũng đừng bao giờ từ bỏ. Nếu chúng ta từ bỏ nó, cuộc sống với chúng ta sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Còn niềm tin còn hi vọng, chỉ cần chúng ta còn hi vọng chúng ta sẽ lại dám thách thức với những khó khăn để chinh phục những đỉnh cao. Chỉ khi nào chúng ta thực sự từ bỏ, lúc ấy thất bại mới thực sự đến với chúng ta!

Tuổi trẻ cũng chỉ đến với chúng ta một lần duy nhất trong đời, hãy sống sao để mỗi khi nhìn lại phía sau chúng ta sẽ tự hào về nó! Dù ước mơ có lớn đến đâu, đẹp đẽ đến nhường nào thì nó cũng phải gắn liền với thực tế. Nhưng nếu tiến trình thực hiện ước mơ của chúng ta bị thất bại đi chăng nữa, thì chúng ta cũng hạnh phúc vì tự mình đã bước những bước đi phiêu lưu và trãi nghiệm cuộc đời trong tiến trình của đời sống. Vì “Hạnh phúc không nằm ở đích tới mà nằm trên con đường chúng ta đi đến đích.”