Loi Bai Hat Ha Noi Mot Trai Tim Hong

Video loi bai hat ha noi mot trai tim hong
nhac-sy-2.jpg

Sinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn tâm sự: Năm 1987, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, Hà Nội vươn mình đổi thay từng ngày và ông bỗng thấy yêu mảnh đất quê hương hơn bao giờ hết. Ý tứ của bài ca đột nhiên ùa đến, bật ra trong ông: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi”. Ông hoàn chỉnh ca khúc rất nhanh: “Hà Nội ơi có tự bao giờ/ Mấy nghìn năm chói chang rực rỡ/ Hà Nội ơi náo nức bài ca/ Vẫn âm vang trong tâm hồn ta”…

Với giai điệu trữ tình, lời ca giàu hình ảnh, ca khúc đã nói lên tình yêu tha thiết của đông đảo công chúng đối với Hà Nội – trái tim của cả nước. Từ mảnh đất thiêng này, người Hà Nội tỏa đi khắp đất nước, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc: “Một chàng trai là chiến sĩ biên phòng/ Một cô gái lên đường đi xa/ Vẫn thủy chung với cả tấm lòng/ Hà Nội ơi, một trái tim hồng…”.

Vốn là một họa sĩ nên âm nhạc của Nguyễn Đức Toàn lung linh sắc màu: “Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ”, “Những ánh đèn qua khung của sổ/ Bầu trời đêm cháy bỏng tình yêu…”. Ca khúc như bức tranh phố Hà Nội bằng âm nhạc với nét đặc trưng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Nhạc sĩ quân đội, họa sĩ, NSƯT, Đại tá Nguyễn Đức Toàn (1929 – 2016) quê gốc làng Mọc, Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 16 tuổi (8-1945), ông tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở Thủ đô và đã viết bài hát đầu tiên “Ca ngợi đời sống mới”. Bên cạnh ca khúc, Nguyễn Đức Toàn còn sáng tác khí nhạc với những tác phẩm: “Sonate viết cho violon”, “Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc”, hợp xướng “Bài ca xây dựng”, “Tiếng hát buổi bình minh”, “Bài ca chiến thắng”…

Xem thêm  Lời Bài Hát Dang Dở

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật (năm 2000) cho cụm tác phẩm: “Quê em”, “Biết ơn Võ Thị Sáu”, “Đào công sự”, “Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương”, “Tình em biển cả”, “Chiều trên bến cảng”.