Toi La Le Anh Nuoi

Video toi la le anh nuoi

QĐND Online – Biển động, trời mưa nặng hạt, ngoài boong tàu lạnh tê buốt, nhưng bên trong phòng nấu ăn tầng C Tàu HQ-571 (Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) lại hầm hập nóng. Đại úy QNCN Vũ Xuân Thuân, nhân viên nấu ăn, ướt đẫm mồ hôi, nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt với từng phần việc trong bếp. Nhìn cái cách anh làm việc nhanh nhẹn, nhiệt tình… chẳng mấy ai nghi ngờ anh là quân nhân đã có 30 năm làm công tác phục vụ. Cũng bởi thế mà lời giới thiệu về bản thân của anh cũng chỉ đơn giản: Tôi là “Lê Anh Nuôi”.

Đại úy QNCN Vũ Xuân Thuân đang cùng tổ phục vụ chuẩn bị bữa cơm trưa cho cán bộ, chiến sĩ trên tàu HQ-571.

Người “Lê Anh Nuôi” mà chúng tôi nhắc đến thực chất là người đầu bếp “bất đắc dĩ”. Cương vị thực tế của anh là cán bộ phụ trách chăn nuôi tập trung ở Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 146. Lần này ra Trường Sa, Tàu HQ-571 chở theo nhiều người, trên tàu lại không có lực lượng nuôi quân chuyên trách, nên anh Thuân và một số đồng chí khác xung phong thực hiện nhiệm vụ này.

Vốn là người to khỏe, có “năng khiếu” tăng gia sản xuất, quen sóng gió, lại có kinh nghiệm làm việc trên biển dài ngày… nên khi anh Thuân đề xuất ý kiến, ngay lập tức được lãnh đạo, chỉ huy nhất trí chọn vào Tổ phục vụ trong chuyến công tác lần này.

Xem thêm  Lời Bài Hát Quán Nửa Khuya

Cũng như bao lần khác, anh Thuân xác định rõ nhiệm vụ trên hết là phải đảm bảo “cơm ngon, canh ngọt” phục vụ đoàn công tác ra Trường Sa. Bởi thế, dù sóng to, gió lớn anh vẫn không nề hà từ việc lớn đến việc nhỏ. Là người lớn tuổi, anh thường xuyên động viên anh em phải khắc phục khó khăn “nấu chín, đun sôi”. Cũng bởi thế, hình ảnh đầu tiên mà mọi người bắt gặp ở anh chính là gương mặt nhễ nhại mồ hôi nhưng lúc nào cũng hiện hữu nụ cười hiền, dễ gần.

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Thái Hưng (Thái Thụy, Thái Bình), năm 1984, anh Thuân xung phong nhập ngũ vào Lữ đoàn 147. Sau đó, anh đi học lái xe, về phục vụ ở Phòng Hậu cần Lữ đoàn. Năm 1998, anh xin đi phục vụ Trường Sa. Bấy giờ, cấp trên bố trí anh vào vị trí lái xe pháo binh thuộc Tiểu đoàn 6, Lữ đoàn 126 (sau này đổi phiên hiệu thành Lữ đoàn 101). Năm 1990, anh được trên tin tưởng giao nhiệm vụ đảm trách lái xuồng chở hàng từ đất liền vào bán đảo Cam Ranh. Anh Thuần nhớ lại:

– Ngày đó giao thông chưa thuận tiện như bây giờ, đi một chuyến xuồng bằng đường tắt trên biển mất chỉ 4,5 lít xăng, trong khi đi ô-tô mất đến 20 lít xăng. Như vậy là công việc mình đảm trách có ý nghĩa rất lớn, vừa giúp đơn vị thực hành tiết kiệm hiệu quả, vừa đảm bảo lương thực, thực phẩm, góp phần nâng cao đời sống cho bộ đội. Bởi thế, hơn 14 năm liền, tôi bền bỉ công tác, không bỏ dù chỉ một ngày công.

Xem thêm  Lời Bài Hát Vì đó Là Em

Cũng theo anh Thuân, sau này khi giao thông được nâng cấp, người thợ lái xuồng được chuyển sang phụ trách trang trại chăn nuôi heo của Lữ đoàn 101. Thời gian này anh được Quân chủng tặng Danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở, được lãnh đạo, chỉ huy các cấp tặng nhiều hình thức khen thưởng khác. Đến tháng 6-2012, Vũ Xuân Thuân được chuyển về công tác ở Lữ đoàn 146, rồi nhận nhiệm vụ ra ngoài đảo Tiên Nữ (Trường Sa) công tác đến tháng 7-2013, mới trở về đất liền.

Gần 30 năm tuổi quân, giữ nhiều cương vị công tác khác nhau, nhưng chung quy lại vẫn một chức danh “người phục vụ”, anh Thuân luôn tự hào vì những gì mình đã hoàn thành và đóng góp cho tổ chức. Hàn huyên với tôi, anh Thuần nói:

– Bác Hồ căn dặn chúng ta rồi: Không có việc sang hèn. Bởi thế, việc gì có lợi cho tổ chức, được tổ chức giao thì tôi luôn phấn đấu thực hiện bằng hết mình.

Anh Thuần nói đúng, suốt hành trình từ Quân cảng Cam Ranh đi Trường Sa, tàu HQ-571 phải liên tục đối mặt với những con sóng cấp 7, 8. Thế nên, đã không biết bao nhiêu lần anh Thuân phải làm thay việc giúp đồng đội. Dù rất nhanh nhẹn, nhưng anh cũng không thiếu tính cụ thể, tỷ mỉ. Bản thân anh phải tự tay nấu đi, nấu lại không biết bao nhiêu lần những món ăn bị sóng hất đổ. Để đảm bảo cơm canh cho bộ đội, anh cùng các thành viên trong tổ phục vụ phải dạy từ lúc 3 giờ 30 sáng hằng ngày, rồi quần quật với từng việc nhỏ đến tận khuya. Trung úy QNCN Hoàng Như Thảo, nhận xét về anh Thuần:

Xem thêm  Lời Bài Hát Trọng Tấn Viếng Lăng Bác

– Anh Thuần là tấm gương sáng để chúng tôi học tập về tinh thần phục vụ. Anh ấy hay nhắc chúng tôi phải học và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Và chính cách sống, làm việc của anh đã trở thành “mệnh lệnh không lời” cổ vũ, động viên chúng tôi học Bác Hồ bắt đầu từ những công việc hằng ngày.

Bài và ảnh: TẤN TUÂN-TUẤN SƠN