Nghị luận về bạo lực học đường

Bài tập làm văn nghị luận về bạo lưc học đường bao gồm dàn ý nghị luận về bạo lưc học đường và các bài văn mẫu tuyển chọn hay nhất. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh viết bài tập làm văn nghị luận về bạo lưc học đường hay nhất.Nghị luận về bạo lực học đường

Dàn ý nghị luận về bạo lưc học đường

I. Mở bài: giới thiệu về bạo lực học đường

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sang, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa được. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường

– Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình – Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh – Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng – Hành vi này càng ngày càng phổ biến

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay

– Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác – Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè – Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô – Thầy cô xúc phạm đến học sinh – Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

3. Nguyên nhân dãn đến hiện tượng bạo lực học đường

– Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa – Chưa có sự quan tâm từ gia đình – Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường – Xã hội dửng dung trước những hành động bạo lực – Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh

4. Hậu quả của bạo lực học đường

a. Với người bị bạo lực

– Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất – Làm cho gia định họ bị đau thương – Làm cho xã hội bất ổn

b. Với người gây ra bạo lực

– Phát triển không toàn diện – Mọi người chê trách – Mất hết tương lai, sự nghiệp

5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường

– Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất – Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái – Tự bản thân có trách nhiệm xa lách tính trạng bạo lực học đường

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường

– Đây là một hành vi không tốt – Em sẽ làm gi để ngăn chặn tình trạng này

Bài văn mẫu nghị luận về bạo lưc học đường

Nghị luận về bạo lưc học đường – Bài 1

Nghị luận về bạo lưc học đường Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và trí thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường hochn. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để ‘xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mấy người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đành hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang ‘tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả ơ rgiaos viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giơ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

Xem thêm  Lá Diêu Bông

Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

Nghị luận về bạo lưc học đường – Bài 2

Nghị luận về bạo lưc học đường Trường học có thể nói là nơi văn minh có tri thức, đó là một môi trường giáo dục lành mạnh. Nhưng hiện nay trong môi trường đó lại ngày càng bị vẩn đục bởi tình trạng bạo lực học đường ngày càng xảy ra nhiều cùng với đó là mức độ nghiêm trọng ngày càng cao hơn. Vấn đề này đã đặt ra các câu hỏi cũng như những khó khăn và thách thức cho mỗi chúng ta và quan trọng hơn là ở lứa tuổi của các em.

Vậy, ta có thể hiểu được bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường thì như tên gọi của nó trước hết là những hành vi thô bạo, những hành vi ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý và những hành vi này như cũng đã gây nên những tổn thương tinh thần cũng như là về mặt thể xác cho người khác trong phạm vi trường học. Và ngay ở trong phạm vi trường học thì dường như ở đây không phải là những hành vi ấy xảy ra trong trường học mà nó còn nằm ở trong phạm vi nhà trường quản lí.

Và hiện nay, thì tình trạng bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng, nó cũng chính là mối đe dọa lớn trong giáo dục. Bạo lực học đường như cũng đã trở thành một vấn nạn nguy hại tới cộng đồng. Và có thể thấy được hành động bạo lực học đường ngày nay thì có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Nó có thể là ở những hành vi lăng mạ, xỉ nhục, xúc phạm danh dự, và người gây ra đã dùng những từ ngữ mang tính đe dọa làm tổn thương tinh thần của người khác. Nếu có thể là nặng hơn là có thể gây ra các xung đột và phổ biến nhất chính là đánh đập, tra tấn, làm tổn hại đến sức khỏe, cũng như là tính mạng của người khác.

Ngày nay thì có thể thấy sự phổ biến của bạo lực học đường rất dễ bạn có thể thấy được. Nếu như bạn là một người thích đọc báo, thì hãy chắc chắn dễ dàng lục lọi trong trí nhớ của mình ra đó là những bài viết về những vụ bạo lực học đường gây rúng động xã hội.

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia tâm lí cho rằng việc gia tăng của bạo lực học đường ngày nay là do chính cả xã hôi nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, bạo lực. Và ta như có thể thấy được nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến là do sự giáo dục chưa đúng đắn và cũng như là hiệu quả của gia đình. Có lẽ chính cuộc sống hiện đại cũng như đã kéo theo con người không còn có đủ thời gian cho gia đình của mình. Xã hội mà ai ai cũng tất bật hối hả với biết bao những công việc hàng ngày để lo đời sống vật chất cho gia đình mình mà dường như họ đã quên mất đi con cái cũng cần những sự quan tâm của cha mẹ. Chính những sự giáo dục thiếu hụt của gia đình thì cũng như đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của đại bộ phận giới trẻ lại ảnh hưởng đến cả những sự giáo dục chưa hoàn thiện của nhà trường.

Có thể nói trong vấn đề bạo lực học đường thì nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng đáng nói là nhà trường hiện nay lại như quá nặng nề về kiến thức mà quên mất ” tiên học lễ hậu học văn”. Qủa thật quá là đáng báo động hơn nữa là sự thờ ơ của những người xung quanh.

Có thể nói rằng những hành vi bạo lực học đường như ngày càng còn xảy ra phổ biến biết bao. Làm cho chính các em học sinh cũng luôn lo lắng. Chỉ cần những hành động không vừa lòng là có thể diễn ra sự xung đột ngay cả là bạn bè trong lớp, trong trường.

Tóm lại, tình trạng bạo lực học đường là vấn nạn của xã hội trong giáo dục. Tuy nhiên, ta như thấy được không vì thế mà chúng ta như bị mất niềm tin về giáo dục được. Và cũng không thể vì chút tiêu cực đó mà các bậc phụ huynh không cho con em đến trường. Có thể chính bởi lẽ việc học tập là một điều rất cần thiết. Và có thể khẳng định nhiệm vụ của chúng ta là làm cho những hành vi bạo lực ấy được giảm thiểu và nó như đã không để lại những hậu quả đáng tiếc mà cũng như đã để trẻ em có thể yên tâm học hành để thành người như đúng quyền mà chúng được hưởng.

Nghị luận về bạo lưc học đường – Bài 3

Nghị luận về bạo lưc học đường Hiện nay, có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong môi trường học đường, như các vấn nạn liên quan tới chất lượng giảng dạy, bệnh thành tích, gian lận thi cử,… Đặc biệt, một trong những hiện tượng đang rất phổ biến và gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng là vấn đề bạo lực học đường, học sinh sinh viên tham gia đánh nhau, gây gổ tại trường học.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, bất chấp công lý, đạo đức, lễ độ, phá vỡ mối quan hệ “ dĩ hòa vi quý” mà dẫn đến những hành động đánh, chém, cãi nhau, gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác trong phạm vi học đường. Đáng báo động hơn, là các sự việc, vụ án mà các nam, nữ sinh đánh nhau tại các cấp đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng.

Trong cuộc sống, giao tiếp đi học tại trường, khó có thể tránh được những bất đồng, tranh cãi giữa bạn bè cấp trên cấp dưới. Nhưng bố mẹ, thầy cô luôn dạy ta đức tính lễ độ, cố gắng “ lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau “ để giải quyết những mâu thuẫn, tránh làm sứt mẻ tình cảm giữa mọi người. Thế nhưng, đối với các bạn trẻ, khi khả năng kiềm chế cảm xúc và suy nghĩ đang còn thiếu sự chín chắn, họ lại lựa chọn phương pháp “ đụng tay đụng chân” để giải quyết tranh chấp.

Chỉ từ những xích mích rất nhỏ mà các bạn sẵn sàng tham gia chửi bới, nói bậy, chà đạp nhân phẩm của con người. Đặc biệt là sự xuất hiện như vũ bão của internet, có những trường hợp các bạn đánh nhau, chửi bậy, nói xấu còn tung clip lên mạng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và danh dự của các ‘ nạn nhân” trong clip. Dư luận đã bao phen bàng hoàng trước hình ảnh các bạn nam, nữ xúm quanh một bạn nữ, tay cầm chiếc ghế đập vào đầu bạn gái gây nên các vết thương và chấn thương sọ não. Thật là hết sức đáng lo ngại.

Xem thêm  Hợp âm Cây đàn Sinh Viên

Vào năm 2015, một vụ án giết người nghiêm trọng đã xảy ra tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ hà Nội, khi một nam sinh cùng lớp dùng dao đâm chết lớp trưởng của mình chỉ vì một nguyên nhân hết sức đơn giản: đó là nghi bị nhìn đểu. Một hành động nhỏ thôi mà dẫn đến những xô xát, gây chết một mạng người, dẫn đến biết bao nỗi đau cho gia đình, người thân và bạn bè của nạn nhân.

Vậy những nguyên nhân gì khiến cho nạn bạo lực học đường gia tăng? Thứ nhất, do sự phát triển toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, sai lệch trong quan điểm sống. Thứ hai, do ảnh hưởng từ phim ảnh, báo chí, internet, khi có vô số nguồn tài liệu bẩn mang tính bạo lực lại bị thiếu sự kiểm soát của người lớn, để cho các em tiếp cận quá sớm làm hình thành nên những tâm lý bạo lực. Thứ ba, do lối sống thiếu lành mạnh của người lớn gây ảnh hưởng đến con trẻ. Nhiều trường hợp cha mẹ đánh nhau trước mặt con cái, những người vi phạm giao thông sẵn sàng lao ra đánh trả lại các anh cảnh sát, rồi hình ảnh con người mang động vật ra hành hạ, bóc lột là những tấm gương vô cùng tiêu cùng. Cuối cùng, là do sự giáo dục của nhà trường, xã hội. Khi chúng ta quá chú trọng về thành tích học tập mà bỏ qua việc dạy dỗ nề nếp, đạo đức cho các em. Khi ngày ngày, các em đến lớp chỉ biết chúi đầu vào học, không có sự quan tâm chia sẻ cùng các bạn sẽ tao nên tâm lý ích kỷ, dễ bị kích động. Những nguyên nhân ấy sẽ kéo theo biết bao hệ lụy nghiêm trọng : làm tổn thương về thể xác, tinh thần, tăng tỉ lệ phạm tội, bất ổn trong xã hội. Con người dần rơi vào vòng xoáy tội ác mà đánh mất đi sự chín chắn, lịch sự trong mỗi hành động và giao tiếp. Sẽ ra sao khi các bạn mới chỉ là học sinh nhưng đã luôn mang danh đua đòi, nghịch ngợm, ngỗ ngược. Chắc chắn, tương lai của các bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều ấy.

Để ngăn chặn vấn nạn trên, tất cả chúng ta cần ý thức được hậu quả của bạo lực học đường để tích cực bài trừ, không tham gia cổ vũ, chia sẻ tất cả các hành động vũ lực trong giáo dục. Xã hội cần có những giải pháp quản lý chặt chẽ chất lượng, hành vi lối sống của con người, coi trọng kỹ năng sống. Luôn cần có những thái độ, biện pháp quyết liệt để trừng phạt, răn đe đối với các trường hợp vi phạm.

Là những học sinh luôn phấn đấu làm theo 5 điều bác hồ dạy, cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi, chúng ta cần tích cực rèn luyện mình, nâng cao tính kiên nhẫn, bình tĩnh trước mọi tình huống để có thể đưa ra những ứng xử đúng đắn nhất với mọi người.

Nghị luận về bạo lưc học đường – Bài 4

Nghị luận về bạo lưc học đường Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội.Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập. Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.

Xem thêm  Ve Dong Le

Để bài trừ nạn bạo lực học đường trong thời gian gần đây, trước hết mỗi người học sinh cần có ý thức xây dựng một môi trường học hành lành mạnh. Phải biết yêu thương và hòa thuận với bạn bè, phải biết bênh vực bẹn bè khi bạn bè bị bắt nạt, và những ai đang chịu nạn bạo lực học đường cần phải lên tiếng để bảo vệ bản thân. Mặt khác, gia đình phụ huynh học sinh và nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới học sinh và con em của mẹ. Thầy cô không chỉ dạy kiến thức mà còn phải quan tâm đến mối quan hệ giữa học sinh để kịp thời có những biện pháp điều chỉnh. Bố mẹ cần phải lắng nghe con cái nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến việc học tập và đời sống cá nhân của con cái.Hãy làm bạn với con và lắng nghe con cái chia sẻ khi cần thiết. Nhưng giải pháp này gặp nhiều vấn đềtrong nền kinh tế hiện nay, cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến con cái, buông lỏngquản lý con em mình. Vậy nên trên thực tế, các giải pháp đó vẫn chưa mang lại hiệuquả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân tâm lý của các em học sinh.

Học đường là môi trường tốt đẹp giáo dục nhân cách con người, thật đáng buồn nếu môi trường ấy trở nên đen tối bởi nạn bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây đã phải rung lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, phải chung tay xây dựng một xã hội đặc biệt là xã hội học đường không bạo lực.

Nghị luận về bạo lưc học đường – Bài 5

Nghị luận về bạo lưc học đường Với mục tiêu giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, trường học đã ra đời. Ở đó các em học sinh được học tâp và vui chơi, được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô trong lớp và nhà trường. Tuy nhiên những tiêu cực trong nhà trường không phải là không có. Mà nổi bật nhất chính là bạo lực học đường. Bạo lực học đường hiện nay đã trở thành một vấn nạn đáng lo ngại không chỉ về phía nhà trường mà phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm. Bởi nó có tầm ảnh hưởng, sự tác động sâu sắc với thế hệ trẻ. Và gần đây nó lại càng trở nên phổ biến, mức độ nghiêm trọng cũng ngày càng gia tăng. Một hồi chuông cảnh tỉnh với cả xã hội không chỉ riêng nhà trường và phụ huynh của những em học sinh có hành vi bạo lực học đường. Trong bài viết này, tôi thực sự muốn mình có thể phần nào giúp mọi người hiểu hơn về vấn nạn này.

Bạo lực học đường trước hết là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, gây nên những tổn thương tinh thần cũng như thể xác cho người khác trong phạm vi trường học. Trong phạm vi trường học ở đây không phải là những hành vi ấy xảy ra trong trường học mà là trong phạm vi nhà trường quản lí. Hiện nay, bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng, là mối đe dọa lớn trong giáo dục, trở thành một vấn nạn nguy hại tới cộng đồng. Hành động bạo lực học đường có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Có thể là lăng mạ, xỉ nhục, xúc phạm danh dự, dùng những từ ngữ mang tính đe dọa làm tổn thương tinh thần của người khác. Và nặng hơn nữa và cũng phổ biến nhất chính là đánh đập, tra tấn, làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Trường hợp này là phổ biến nhất. Chính vì vậy mà nhiều người không nghĩ rằng đe dọa người khác cũng là hành vi bạo lực học đường. Nhưng không, những lời nói cũng có khả năng sát thương cao mà bạn không thể lường trước được. Sự phổ biến của bạo lực học đường rất dễ bạn có thể thấy được. Nếu bạn là người thích đọc báo, chắc chắn dễ dàng lục lọi trong trí nhớ của mình những bài viết về những vụ bạo lực học đường gây rúng động xã hội. Chỉ cần vài thao tác rất nhanh trên trang google, bạn cũng có thể tìm thấy hàng loạt những clip hay bài viết về chúng. Nguy hiểm hơn nữa, nững vụ bạo lực học đường gần đây còn có cả nhóm tổ chức rất “chuyên nghiệp”. Đối tượng của bạo lực học đường rất đa dạng nhưng chủ yếu chỉ là giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên là trường hợp ít gặp hơn. Nguyên nhân dẫn đến những hành vi thiếu suy nghĩ này cũng hết sức nhỏ nhặt. Đôi khi chỉ là nhìn đểu, nói móc, giật người yêu hay đơn giản là ghét. Những nguyên nhân sâu sa dẫn đến những hành vi này khá nhiều. Có thể kể đến là do sự phát triển thiếu toàn diện về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi của bản thân, sự non nớt về kĩ năng sống và quan điểm sống của giới trẻ. Ngoài ra là do bị ảnh hưởng bởi những văn hóa bạo lực như phim ảnh, các trò chơi bạo lực, đồ chơi bạo lực…

Trên đây là bài tập làm văn nghị luận về bạo lưc học đường, Baitaplamvan chúc các bạn học tốt!