Lời Bài Hát Về Quê Ngoại

Video lời bài hát về quê ngoại

Bài hát Về Quê Ngoại là một bài hát viết về quê hương rất nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu, thường được biết đến với câu hát đầu được ca sĩ hát như sau:

Anh xin mời em đi về miền quê xa lắc lơNơi quê hương em có hàng dừa xanhCó ngàn câu hò thắm tình dân tộc…

Tuy nhiên theo nhạc sĩ Hàn Châu, lời ca bên trên là hoàn toàn sai so với nguyên tác bài hát của ông viết năm 1974, được ca sĩ Duy Khánh hát đúng trong băng nhạc Nguyên Thảo 1974 như sau:

Click để nghe Duy Khánh hát

Anh xin mời em xuôi về miền Trung xa lắc lơNơi quê hương anh có hàng dừa xanh,Có ngàn câu hò thắm tình dân tộc.

Anh xin mời em đi về quê ngoại một lần thôi,nơi anh chào đời Ngoại ru bùi ngùiÔi cha chết rồi con sống mồ côi…

Qua bao ngày thơ khói lửa tràn lan anh bỏ điHơn hai mươi năm chẳng về làng xưaChắc ngoại đã già, tóc bạc da mồi.

Ôi quên làm sao kỷ niệm êm đềm của tuổi thơAnh mê từng mùa, cơn gió dật dờru anh giấc nồng thiêm thiếp vào mơ

Đây là quê hương anh một giòng sông xanh nước chảy êm đềm.Đây là bà ngoại anh sống đời buồn tênh trên mảnh vườn hoangHôm nay anh về vun lại hàng cau cho ngoại ăn trầu ngoại sống dài lâuCho anh lấy lại tuổi thơ ban đầu đã mất từ lâu

Xem thêm  Hẹn Hò Mãi Sao Em Không Về Với Anh

Em vui nhiều không khi mặt trời lên trên khóm treCon chim xinh xinh nó chuyền cành me,xuống đậu sau hè uống giọt nắng hồng.

Em thương nhiều khôngLưng ngoại đã còng vì thời gian,Quê hương ngoại buồn vì những ngày dàiBôn ba kiếp người anh chẳng về quê

Trao đổi với người viết, nhạc sĩ Hàn Châu nói rằng ông không biết lý do vì đâu mà bài hát Về Quê Ngoại lại bị đổi lời nhiều và lung tung đến như vậy. Ngay câu hát đầu tiên, tác giả nhắc đến “xuôi về miền Trung”, tức là quê hương miền Trung ở Bồng Sơn – Bình Định, nơi ông sinh ra, nhưng lại bị ca sĩ đổi lời thành “đi về miền quê”.

Nhạc sĩ Hàn Châu cho biết, hầu hết các bài hát của ông được viết dựa trên nội dung do ông hư cấu và tưởng tượng ra, tuy nhiên bài hát Về Quê Ngoại là một trong những bài hát hiếm hoi mà ông viết về cuộc đời thật của mình.

Nói về hoàn cảnh sáng tác bài hát này, mắt ông rưng rưng như hồi tưởng lại hồi hơn 60 năm trước, nhớ về người bà ngoại yêu dấu đã một đời tần tảo cưu mang và vất vả nuôi nấng ông và các anh chị em.

Anh xin mời em đi về quê ngoại một lần thôi,nơi anh chào đời Ngoại ru bùi ngùiÔi cha chết rồi con sống mồ côi…

Trong đoạn này, tác giả nhắc đến việc cha của ông qua đời khi còn rất trẻ, để lại bầy con 5 người mồ côi, ngay cả gương mặt cha ra sao ông cũng không thể nhớ được. Tuy nhiên câu hát này lại bị ca sĩ sau 75 hát thành: “Bao năm vất vả mưa nắng ngược xuôi…”, hoàn toàn không liên quan gì tới lời gốc của tác giả là: “Ôi cha chết rồi con sống mồ côi…”

Xem thêm  Nhảy mũi theo giờ

Hàn Châu kể thêm, sau khi cha ông mất, mẹ phải vào nam để mưu sinh, ông sống với bà ngoại và có rất nhiều kỷ niệm về quê ngoại Bình Định. Đến năm 1961, khi được 14 tuổi thì ông cũng vào Nam sống ở Cầu Bông, tá túc ở nhà của chị ruột của mình, khi đó đã kết hôn với nhạc sĩ Thanh Sơn.

Sống xa quê hương, thương nhớ bà ngoại, ông viết bài hát này để ghi dấu kỷ niệm với vùng quê ngoại đã gắn bó thời thơ ấu, để tặng cho bà ngoại mà ông hết mực kính yêu.

Qua bao ngày thơ khói lửa tràn lan anh bỏ điHơn hai mươi năm chẳng về làng xưaChắc ngoại đã già, tóc bạc da mồi.

Ở đoạn tiếp theo của bài hát, tác giả viết về hoàn cảnh tuổi thơ ông trải qua trong thời chinh chiến: “Qua bao ngày thơ khói lửa tràn lan anh bỏ đi…”, lại bị đổi lời thành một câu hát tương đối “sến”: “Qua bao ngày thơ kỷ niệm mộng mơ anh đã ghi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài hát ‘Về Quê Ngoại’ và những ký ức thời thơ ấu của nhạc sĩ Hàn Châu

Đây là bà ngoại anh sống đời buồn tênh trên mảnh vườn hoangHôm nay anh về vun lại hàng cau cho ngoại ăn trầu ngoại sống dài lâu

Trong đoạn này của bài hát, nhạc sĩ Hàn Châu thể hiện niềm thương nhớ bà ngoại sống tuổi già trên mảnh vườn ngày cũ với hàng cau vẫn còn trong ký ức. Có thể thấy đoạn này không có hình ảnh nào là “nhạy cảm”, tuy nhiên cũng bị đổi lời một cách khó hiểu, để trở thành:

Xem thêm  Tháng 7 Mưa Ngâu

Đây là nhịp cầu tre nối liền hai thôn sớm nắng chiều mưaHôm nay anh về vun lại hàng cau tháng năm dãi dầu cằn cỗi già nua

Như vậy, từ bài hát viết về vùng quê hương miền Trung – Bình Định, đã bị ai đó sửa lại thành “nhịp cầu tre” ở vùng sông nước miền Tây, làm thay đổi cả bối cảnh mà tác giả viết trong lời gốc.

Ngoài việc bài hát Về Quê Ngoại bị thay đổi lời một cách nghiêm trọng, nhạc sĩ Hàn Châu cũng tỏ ý rất không hài lòng về việc bài hát này vốn được ông viết điệu ballade, được danh ca Duy Khánh hát rất êm đềm. Sau năm 1975, các ca sĩ trẻ lại đổi thành điệu cha cha cha để hát xập xình, không chỉ hát sai lời mà còn làm biến dạng cả giai điệu của bài hát.

Đông KhaBản quyền bài viết của nhacxua.vn