Lời Bài Hát Trịnh Công Sơn Tôi ơi, đừng Tuyệt Vọng

Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. (Trịnh Công Sơn – Nỗi lòng của tên tuyệt vọng – 11/1972)

Từ thuở nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bắt đầu viết nhạc cho tới những ngày tháng cuối đời, xoay quanh cuộc đời và âm nhạc của ông là rất nhiều những bóng hồng ngang qua, đến rồi đi, đi rồi trở lại. Những mối tình thơ, đẹp, buồn, đau và cả diễm lệ đó đã góp phần làm phong phú và thăng hoa âm nhạc Trịnh. Trong số đó, có một mối tình đã cận kề ngưỡng cửa hôn nhân nhưng lại bất ngờ tan vỡ vì một lý do bí ẩn nào đó mà những người trong cuộc chưa từng tiết lộ.

Nàng là Á Hậu của một cuộc thi nhan sắc nức tiếng thời bấy giờ, cuộc thi Hoa Hậu Báo Tiền Phong năm 1990 (tên cũ của cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam hiện nay) mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được mời làm giám khảo.

Chuyện kể rằng, năm ấy có 3 cô gái được đánh giá cao nhất cuộc thi về tài sắc là Nguyễn Diệu Hoa, Trần Vân Anh và Trần Thu Hằng. Trần Vân Anh nổi trội hơn cả với chiều cao 1m7, vóc dáng cân đối gọn gàng và nhan sắc sáng rỡ khiến vị nhạc sĩ họ Trịnh phải thốt lên hai chữ: “Đẹp quá!”. Tuy nhiên, khi bước vào vòng thi ứng xử cuối cùng, cô sinh viên Đại học ngoại ngữ Hà Nội Nguyễn Diệu Hoa dù chỉ cao 1,58m, mang vẻ đẹp thuần Việt, thành thạo nhiều ngoại ngữ đã thuyết phục được ban giáo khảo với màn trả lời ứng xử thông minh và khôn khéo. Năm đó, Nguyễn Diệu Hoa đăng quang Hoa Hậu, Trần Vân Anh đoạt giải Á Hậu 1, còn Trần Thu Hằng là Á Hậu 2. Sau cuộc thi, người đẹp Trần Vân Anh từ một cô tiếp viên hàng không đã trở thành một gương mặt người mẫu sáng giá của làng giải trí Sài Gòn.

Xem thêm  Lời Bài Hát Cô Gái Mở đường

Trịnh Xuân Tịnh, một người em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng kể lại khoảnh khắc tái ngộ của vị nhạc sĩ họ Trịnh và nàng Á Hậu sau cuộc thi như sau: “Hôm ấy, giữa phòng triển lãm tranh, có người con gái tha thướt trong chiếc áo lụa màu ve chai. Một thoáng ngỡ ngàng bởi anh Sơn rất quen. Đôi mắt, đôi môi, nụ cười ấy toả sáng và tinh khiết. Khoảnh khắc đó đã thực sự bùng cháy”.

Trần Vân Anh từ đó trở thành khách quen của căn nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, Q.1.

Cuộc tình của nàng Á Hậu vừa bước qua tuổi 20 và vị nhạc sĩ tài hoa danh tiếng đã bước sang tuổi ngũ tuần khiến giới văn nghệ sĩ thân thiết xôn xao mừng thầm. Bởi sau bao nhiêu lận đận tình trường, vị nhạc sĩ tài hoa cuối cùng đã bàn định đến chuyện hôn nhân cùng nàng Á Hậu, dù tuổi tác chênh lệch nhưng giữa họ tương xứng về tài – sắc. Gia đình và bạn bè thân đều nhiệt tình vun vén, chuẩn bị cho ngày hợp hôn của đôi tình nhân, đặc biệt là mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Giữa những hân hoan, rộn ràng tưởng như chẳng thể đổi dời ấy, cuộc tình của họ bỗng lật sang trang một cách bất ngờ.

Nàng Á Hậu bặt tin từ đó cho đến mãi tận bây giờ. Hơn 30 năm không có tung tích, không có bất kỳ hoạt động nghệ thuật nào, và cũng không xuất hiện trước công chúng một lần nào nữa. Không ai biết lý do thực sự của sự mất tích đó, cũng không ai nói về nguyên nhân của sự tan vỡ, chỉ biết rằng vị nhạc sĩ thất thần, ngơ ngác, hụt hẫng và đau khổ suốt một thời gian dài, và ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” ra đời với những lời ca trầm buồn, day dứt:

Xem thêm  Xác Nào Là Em Tôi Dưới Hố Hầm Này

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọngLá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông

Click để nghe nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hát Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng

Khi cất lên câu hát “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng” hẳn nhạc sĩ đã “tuyệt vọng”. Nhưng tình yêu cuộc sống vô bờ đã níu giữ ông lại, đã giúp ông tự mình chiến đấu với nỗi “tuyệt vọng” đang gặm nhấm tinh thần và hẳn là cả thể xác từng ngày từng giờ.

Nhạc sĩ tự nhủ: này “tôi” ơi, hãy ngước nhìn lên những chiếc “lá mùa thu”, theo quy luật thường tình đã phải rơi xuống từ đận mùa thu, nhưng vẫn cố gắng bám trụ đến tận “giữa mùa đông” mới chịu rơi mình xuống. Một chiếc lá nhỏ nhoi với vòng đời ngắn ngủi còn kiên cường đến vậy hà cớ gì mà “tuyệt vọng” đến rơi rụng của một kiếp người.

Nghĩ cho “tôi”, rồi lại nghĩ cho “em”. Khi “tôi” đem mình đặt vào vị trí của “em” thì xem ra: “Em là tôi và tôi cũng là em”. Trong cuộc tình ly này, cả “tôi” và “em” đều đau khổ, chênh vênh,… Vậy nên “em” cũng hãy như “tôi” nhé:

Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọngEm là tôi và tôi cũng là em.

Có thể thấy, cái hay của âm nhạc Trịnh không chỉ là câu từ, là âm nhạc mà còn là sự yêu thương và bao dung vô bờ bến cho những cuộc tình và cả những người tình phụ.

Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽoCon diều rơi cho vực thẳm buồn thêm

Em như “con diều bay” vụt khỏi tay tôi, khiến tôi “linh hồn lạnh lẽo”, nhưng tôi cũng không mong “con diều” ấy sẽ rơi xuống để “vực thẳm” trong tôi càng trống rỗng, khoét sâu hơn…

Xem thêm  Lời Bài Hát đồng Xanh

Click để nghe Khánh Ly hát Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng

Tôi là ai mà còn ghi dấu lệTôi là ai mà còn trần gian thếTôi là ai, là ai, là ai?Mà yêu quá đời này.

“Tôi là ai… Tôi là ai… Tôi là ai, là ai, là ai….?” – Một loạt những câu hỏi đổ xuống dồn dập như để bộc bạch với “em”, và với cả cõi lòng đang dần “tuyệt vọng” của mình.

Nào hãy nhìn tôi đi. Dù cuộc đời này có phũ phàng với tôi đến thế nào đi nữa thì tôi vẫn luôn là một kẻ “yêu quá đời này”, tôi vẫn “trần gian thế”, vẫn “ghi dấu lệ”, vẫn yêu thương, xúc động, buồn, giận, sầu bi,… vẫn chẳng thể nào lạnh lùng, quay lưng lại với đời sống này.

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọngNắng vàng phai như một nỗi đời riêng

“Em và tôi”, chúng ta hãy xem nỗi “tuyệt vọng” đang xâm chiếm này như những cơn “nắng vàng phai” bất chợt ùa đến, như một “nỗi đời riêng” không thể thiếu trong đời mỗi người, như một nốt nhạc trầm trên bản nhạc cuộc sống.

Hãy nhìn những nỗi buồn này bằng con mắt tĩnh lặng và “hồn nhiên” nhất, đừng bi kịch nó, rồi em sẽ “bình minh”:

Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọngEm hồn nhiên rồi em sẽ bình minh

Dù rằng trong “bình minh” ấy em mãi mãi chẳng còn như “cũ” nhưng hãy xem đó như là những gia vị của đời sống này:

Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽCó hồn ai đang nhè nhẹ sầu đêm.

bài: Niệm QuânBản quyền bài viết của nhacxua.vn