Khóc Chỉ Làm Cho Lòng Thêm Yếu Mềm

Con người ta thường khóc khi có chuyện buồn hoặc xem phim buồn. Cũng có những người rơi nước mắt khi cãi nhau nảy lửa với người khác, hoặc đang trải qua giai đoạn có quá nhiều áp lực dồn nén. Và trong khi có những người hiếm khi để lộ tâm trạng qua nước mắt, lại có những người dễ khóc và thường khó có thể kìm lại cảm xúc của mình.

Nhưng khóc không phải là chuyện xấu. Và thực tế còn có khá nhiều phương pháp khoa học giúp bạn không khóc trước mặt người khác.

Cùng Glints tìm hiểu xem những người dễ rơi nước mắt nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này nhé.

Người dễ khóc là người như thế nào?

Khóc là phản ứng khi bạn đang trải qua một cảm xúc quá lớn, có thể là buồn, thịnh nộ, hoặc quá xúc động. Người dễ khóc là những người có tần suất rơi nước mắt nhiều hơn người khác.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Elaine N.Aron, người dễ khóc còn có thể được gọi là người siêu nhạy cảm. Những người có đặc điểm tính cách này thuộc nhóm thiểu số.

Trên thực tế, nguyên nhân khiến một người dễ “bỗng dưng muốn khóc” hơn người khác có thể khá đa dạng.

Tại sao có những người rất dễ khóc?

Lý do nào dẫn đến tình trạng “mít ướt”?

1. Tính cách

Những người có xu hướng khóc thường xuyên hơn thường là những người có khả năng đồng cảm cao hơn nhiều người. Tính cách của người mau nước mắt cũng thường đến từ thói quen đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và luận giải.

Theo nghiên cứu được chỉ ra bởi tạp chí Emotion Review, một người nhạy cảm (nhóm neuroticism) cũng thường có xu hướng nghi ngờ bản thân hoặc hay lo lắng hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng khóc nhiều và thường xuyên.

Đọc thêm: Người Nhạy Cảm Là Gì? Làm Sao Để Bớt Nhạy Cảm?

2. Giới tính

Chúng ta có thể thấy phụ nữ có xu hướng dễ khóc hơn nam giới. Và một nghiên cứu đã xác nhận rằng phái yếu rơi nước mắt nhiều hơn phái mạnh gấp 2 đến 4 lần.

So với đàn ông, việc phụ nữ khóc thường dễ được chấp nhận hơn, nên họ cũng cảm thấy không cần che giấu cảm xúc của mình. Mặt khác, một số chuyên gia cho biết phụ nữ dễ khóc hơn cũng vì họ có khả năng cao bị trầm cảm hoặc tổn thương tâm lý hơn.

Xem thêm  Jimmii Nguyễn Khói Thuốc đợi Chờ Lời Bài Hát

Nội tiết tố cũng có một phần ảnh hưởng. Vì theo APA, nội tiết tố nam (testosterone) có khả năng ức chế khóc. Còn với phụ nữ, mức độ hormone prolactin cao hơn khiến khả năng họ rơi nước mắt càng lớn.

3. Quá khứ và hiện tại

Mức độ khóc của một người còn chịu ảnh hưởng từ môi trường sống thời thơ ấu. Ví dụ, bạn sẽ có xu hướng dễ khóc hơn khi trưởng thành nếu bạn phải thường xuyên kiềm chế cảm xúc hoặc không được phép khóc lóc khi còn bé.

Một cách lý giải khác cho việc tại sao có những người rất dễ khóc là khi bạn phải cất giấu quá nhiều cảm xúc từ quá khứ.

Chẳng hạn, bạn đang kìm nén quá nhiều xúc cảm vì áp lực đến từ công việc, bạn bè, hoặc học hành. Và chỉ cần có ai đó thật lòng hỏi bạn có ổn không, bạn sẽ có thiên hướng bật khóc một cách dễ dàng.

Đọc thêm: 7 Cách Để Bạn Có Thể Bằng Lòng Với Những Gì Mình Có

4. Mức độ căng thẳng

Khi bị kiệt sức hoặc căng thẳng tinh thần, có những người dễ nổi cơn tam bành chỉ vì những việc nhỏ nhặt. Người thì bật khóc vì những chuyện không mấy nghiêm trọng, ví dụ như nhỡ vấp chân vào cạnh ghế hay nhỡ làm rơi chảo đồ ăn vừa mới nấu xong.

Một khi mức độ căng thẳng của bạn lên quá cao, thì những chuyện tưởng chừng nhỏ nhất cũng có thể là cần gạt cho cái “van nước” đã quá tải trong lòng bạn.

Bạn có hay nghĩ nhiều, có quá nhạy cảm, hay mức độ lo âu của bạn có đáng lo ngại? Bạn có thể thử làm trắc nghiệm để khám phá bản thân.

Cách để không khóc trước mặt người khác

Theo Melissa Geraghty – nhà tâm lý học sức khoẻ lâm sàng, việc dễ khóc không thể phân định thành “sai” hay “đúng”. Và rơi nước mắt còn có tác dụng giảm đau, vì khi khóc, cơ thể chúng ta đang loại bỏ các hormone gây căng thẳng và những loại độc tố khác.

Lợi thế của những người dễ khóc chính là sự nhẹ nhõm, giảm nguy cơ lo lắng và trầm cảm sau khi khóc xong. Nhưng chắc hẳn bạn cũng không muốn rơi nước mắt quá thường xuyên trước mặt người khác.

Xem thêm  Lời Bài Hát Thà Như Giọt Mưa

Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo các cách đã được Glints tổng hợp như sau:

1. Tránh đi chỗ khác

Rời đến địa điểm khác là một cách hiệu quả để không bật khóc khi bạn bị ức chế. Khi bạn thất vọng, quá bực tức, hoặc tủi thân vì chuyện gì đó, bạn có thể di chuyển khỏi vị trí ban đầu, và quay trở lại một lúc sau khi bạn đã bình tĩnh hơn.

2. Sử dụng lời nói

Trong môi trường công việc, bạn có thể gặp những vị sếp tồi hoặc người khó tính. Và bị “lệch sóng” khi giao tiếp là một trong những lý do dẫn đến cơn giận và bực tức.

Tình trạng này hoàn toàn có thể dẫn đến việc bạn không kìm nổi nước mắt. Vậy nên, học cách nói chuyện lưu loát, giao tiếp hiệu quả và bình tĩnh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tránh khóc trước mặt người khác.

Rèn luyện nghệ thuật giao tiếp chính là chìa khoá giúp bạn đối mặt với những vấn đề này.

Đọc thêm: Học Cách Nói Chuyện Lưu Loát Với 10 Mẹo Hữu Ích

3. Dùng dụng cụ để đánh lạc hướng bản thân

Sử dụng thứ gì đó để đánh lạc hướng chính bạn là cách khá phổ biến, được vận dụng bởi những người dễ khóc.

Bạn có thể vẽ, sử dụng đồ chơi giảm căng thẳng (như bóng mềm, rubik, v.v.), nghe nhạc có giai điệu vui vẻ, hoặc nhìn vào vật gì đó như tranh ảnh có tác dụng giúp bạn bình tâm lại.

4. Nghĩ về điều tích cực

Thay vì gặm nhấm những cảm xúc tiêu cực, bạn nên nghĩ đến những thứ làm bạn vui. Chẳng hạn như kỷ niệm cùng người thân, hoặc đơn giản chỉ là câu đùa dở hơi nào đó của bạn bè.

Nhìn vào mặt tích cực sẽ giúp bạn ngưng việc khóc dễ dàng ở nơi công cộng hoặc nơi công sở.

5. Tập hít thở

Nếu những phương pháp trên tập trung vào mặt tinh thần thì các cách dưới đây sẽ hướng bạn đến mặt thể chất nhiều hơn.

Khi cảm thấy nước mắt sắp trực trào, hãy hít một hơi thật sâu và thở chậm rãi để có thể lấy lại kiểm soát.

Xem thêm  Tết đón Xuân Về Lyrics

Chuyên gia sức khoẻ Theresa Nguyen chia sẻ rằng khi bực tức, bạn nên tập trung hít thở bằng cách hít vào bằng mũi 4 giây, giữ tầm 2 giây, rồi mím môi và thở ra trong 8 giây.

Liệu pháp này sẽ giúp bạn bình tâm hơn, tránh nói ra những điều không nên nói vào lúc căng thẳng.

6. Chớp và chuyển động mắt

Chuyển động mắt bằng cách nhìn xung quanh và chớp mắt liên tục sẽ giúp bạn ngưng cảm giác muốn khóc khá nhanh chóng.

7. Thư giãn cơ mặt

Khi một người sắp khóc thì cơ mặt thường sẽ căng thẳng. Bạn hãy tập trung giãn các cơ trên mặt ra nếu cảm thấy nước mắt sắp chảy đến nơi rồi. Thư giãn cơ mặt sẽ giúp bạn khá nhiều đấy.

8. Loại bỏ thứ nghẹn ứ trong họng

Việc khóc cũng có ảnh hưởng lên hệ thần kinh. Khi ức chế và cảm thấy muốn khóc, bạn sẽ có cảm giác như có thứ gì đó chặn ngay ở họng mình. Đây là phản ứng khi cơ phía sau họng (thanh môn) được mở.

Trong trường hợp này, bạn hãy uống nước hoặc cố ngáp để “thứ chặn họng” này biến mất.

9. Tập thể dục

Cuối cùng, cách để không khóc trước mặt người khác bạn có thể áp dụng là tập một số bài thể dục nho nhỏ. Bằng cách này, cơ thể bạn sẽ tạo ra endorphin – một chất giúp tinh thần bạn phấn chấn, vui vẻ hơn, giảm tải stress hiệu quả. Từ đó, bạn sẽ tránh được việc người khác nhìn thấy bạn khóc.

Lời kết

Có khá nhiều lý do tại sao một người dễ khóc hơn so với người khác. Bạn có thể nhạy cảm hơn nhiều người hoặc đơn giản là thời gian này, cuộc sống đang không mấy dễ dàng với bạn.

Nếu bạn muốn hạn chế tình trạng khóc nhiều, hãy thử áp dụng các cách đã được Glints tổng hợp. Mặt khác, hãy nhớ rằng “mít ướt” không phải là điều gì đáng xấu hổ và bạn nên được thoải mái thể hiện cảm xúc thay vì để tình trạng đó chồng chất đến mãi sau này.

Tham khảo:

  1. How to Stop Yourself From Crying
  2. Tips to control crying

Tác Giả