Có Ai Biết được Có Mình Tôi Buồn

Video có ai biết được có mình tôi buồn

Trước năm 1975, nhạc sĩ Tú Nhi (bút danh khi viết nhạc của danh ca Chế Linh) đã sáng tác rất nhiều ca khúc phổ thông đại chúng nổi tiếng mà đến nay vẫn còn được yêu thích, đó là Bài Ca Kỷ Niệm, Đêm Buồn Tỉnh Lẻ, Đếm Bước Cô Đơn, Xin Làm Người Xa Lạ, Đoạn Tái Bút, Mai Lỡ Mình Xa Nhau… và đặc biệt là ca khúc Thương Hận.

“Thương Hận” được sáng tác bởi nhạc sĩ Tú Nhi và nhà thơ Hồ Đình Phương vào khoảng năm 1969 và Chế Linh là người đầu tiên thâu thanh bài hát này trong Dĩa Hát Việt Nam, sau đó là băng nhạc Tình Ca Hai Mươi, Băng Nhạc Thanh Thúy 15, cũng với giọng hát Chế Linh.

Có thể nói “Thương Hận” là một trong số các ca khúc buồn nhất của nhạc sĩ Tú Nhi, nội dung là sự tiếc thương cho cuộc tình vĩnh viễn chia lìa nhau. Bài hát này có 2 lời, trước năm 75 được Chế Linh hát đầy đủ cả 2, nhưng sau này gần như không có ai hát lời 2 nữa, nên có nhiều khán giả cảm thấy khó hiểu, hoặc chưa hiểu được trọn vẹn tác phẩm này.

Sau đây là lời tờ nhạc được xuất bản vào năm 1969 và đầy đủ 2 lời hát:

Nỗi niềm “thương” và “hận” trong ca khúc “Thương Hận” của ca sĩ Chế Linh - nhạc sĩ Tú Nhi

Nỗi niềm “thương” và “hận” trong ca khúc “Thương Hận” của ca sĩ Chế Linh - nhạc sĩ Tú Nhi

Có ai biết được có mình tôi buồn Dẫu trong tiếng cười ngấn lệ thoảng qua hồn Để rồi ngưng cung đàn cuối Khách về khách ấm tình đôi Tôi về tôi sống đêm dài

Sống qua mấy vạn mối tình giữa đời Có khi ngỡ mình đã gặp thấy duyên rồi Nào ngờ khi tan mùa cưới Âm thầm tôi bước lẻ loi Đi vào mơ ước mà thôi

Tắt nến cho môi còn mơ Máu trút cho đầy mắt chờBụi đời hoang vỡ trang thưTruyện mình băng giá tâm tư Lòng nào không thấy ngùi nhớ

Có ai đốt sạch lá vàng cuối trời Để con én mộng sớm về xóa u hoài Lệ mừng rưng rưng mình nói Ai là em gái lòng ai bao giờ em đến cùng tôi

Bóng em đã gục dưới đạn quân thùVỡ tan nét ngọn có gì để mong chờGiật mình cơn đau chợt nhớOán hờn giăng đứt đường tơyêu nàng hơn hết bao giờ

Phố đêm quán nhỏ khách vào có nhauNát trong tiếng cười mắt mình thấy rưng sầuChuyện tình không nên mùa cướily cà phê đắng mồ côiđâu còn đôi bóng mà soi

Chiếc áo em đan ngày xưa Sống với tôi tròn mấy mùa Vì không gian dối tâm tư Tựa đầu lưng quán bơ vơ Một lần yêu bao lần nhớ

Có đem đốt sạch lá vàng cuối trời Có phơi xác giặc xóa hận để em cười Chỉ dìm cơn đau chậm tới Muôn đời tôi vẫn lẻ loi Đi vào thương tiếc mà thôi…

Xem thêm  Cách Phối Giống Cho Lợn Nái được Nhiều Con

Click để nghe Chế Linh hát Thương Hận trước 1975

Khi nghe “Thương Hận”, khán giả sẽ cảm nhận được một nỗi buồn bao phủ từ đầu đến cuối của bài hát. Từ những câu đầu tiên đã thấy nỗi buồn nức nở, không nguôi:

“Có ai biết được có mình tôi buồnDẫu trong tiếng cười ngấn lệ thoáng qua hồnĐể rồi ngưng cung đàn cuốiKhách về khách ấm tình đôiTôi về, tôi sống đêm dài.”

Cuộc đời này như một sân khấu, một vở kịch dài. Đôi khi đằng sau những lớp mặt nạ cười gượng gạo là nỗi niềm ray rứt không ai hay biết, khi rèm đã buông, màn cuối đã hạ. Những gì còn lại là sự cô đơn, lẻ loi trong đêm dài.

“Sống qua mấy vạn mối tình giữa đờiCó nghe ngỡ mình đã gặp thấy duyên rồiNào ngờ khi tan mùa cưới, âm thầm tôi bước lẻ loiĐi vào thương tiếc mà thôi.”

Trong hàng vạn người đi qua cuộc đời, để tìm được một tri âm, tri kỷ không phải là dễ dàng. Ngỡ mình đã gặp thấy duyên nợ rồi, nhưng cho đến khi “tan mùa cưới” rồi thì ngỡ ngàng nhận ra mình vẫn một mình lẻ loi trong niềm thương tiếc.

Nghe kỹ từng lời hát trong phần điệp khúc này sẽ thấy được sự cô đơn, đau buồn len lỏi trong từng câu từng chữ:

“Tắt nến cho môi còn mơMáu trút cho đầy mắt chờBụi đời hoang vỡ trang thưTruyện mình băng giá tâm tưLòng nào không thấy ngùi nhớ”

Trong nỗi cô đơn đến tận cùng, chợt dâng lên niềm mong ước có một điều diệu kỳ linh hiển, dẫu chỉ là đến trong cơn mộng êm đềm để xóa đi nỗi u hoài:

“Có ai đốt sạch lá vàng cuối trờiĐể con én mộng sớm về xóa u hoàiLệ mừng rưng rưng mình nóiAi là em gái lòng ơi!Bao giờ em đến cùng tôi.”

Trong tất cả các bản thu âm bài Thương Hận sau năm 1975, ngay cả bản của Chế Linh hát trong CD Làng Văn, đều chỉ hát hết phần lời 1 này rồi chuyển qua luôn tới điệp khúc của lời 2, tức là đoạn:

Chiếc áo em đan ngày xưa Sống với tôi tròn mấy mùa…

…và bỏ qua phần đầu của lời 2. Đoạn lời bị lược bỏ này có nội dung giải thích nguyên nhân nỗi buồn trong toàn bài hát:

“Bóng em đã gục dưới đạn quân thùVỡ tan nét ngọc có gì để mong chờGiật mình cơn đau chợt nhớOán hờn giăng đứt đường tơ, yêu nàng hơn hết bao giờ.”

Sẽ có nhiều người yêu nhạc cảm thấy lạ lẫm với đoạn lời này của bài Thương Hận, nếu chưa được nghe bản thu âm trước 75 của Chế Linh trong băng nhạc Tình Ca Hai Mươi (có lẽ cũng là bản duy nhất mà ca sĩ có hát phần lời này).

Xem thêm  Loi Muon Noi Voi Anh

Người con gái trong bài hát đã ngã gục, vỡ tan nét ngọc bởi những vết đạn oán hờn, đường tơ đứt đoạn một cách oan nghiệt. Người ở lại phải âm thầm chịu đựng vết thương không thể lành, rồi trong những giấc mê giật mình thảng thốt, thấy nhớ người không nguôi: “yêu nàng hơn hết bao giờ”. Gần đây, Chế Linh giải thích rằng phần lời 2 này do thi sĩ Hồ Đình Phương viết thêm, và vì nó quá buồn nên ông chỉ hát 1 lần duy nhất, sau này không hát lại.

Trong đoạn dưới đây, có thể hình dung được một bức tranh đối lập được nhạc sĩ vẽ lên trên một phông nền đen trắng. Trong bức tranh đó, có một người ngồi lặng yên trong quán nhỏ thưa người, nỗi lòng tan nát, xung quanh là dòng người thấp thoáng, ra vào có nhau, nói cười huyên náo:

“Phố khuya quán nhỏ khách vào có nhauNát trong tiếng cười mắt mình thấy rưng sầuChuyện tình không nên mùa cưới, ly cà phê đắng mồ côiĐâu còn đôi bóng mà soi”

Chàng trai với chiếc áo của người xưa đan, đang ngồi ở góc nhỏ này bên ly cà phê đắng, tựa đầu lưng quán đã bao nhiêu đêm rồi? Có lẽ cũng đã trọn mấy mùa:

“Chiếc áo em đan ngày xưaSống với tôi trọn mấy mùaVì không gian dối tâm tưTựa đầu lưng quán bơ vơMột lần yêu bao lần nhớ”

Đoạn cuối của bài hát có lẽ là phút giây “tỉnh táo” hiếm hoi của nhân vật trong bài hát, khi nhận ra rằng dù có đốt sạch lá vàng cuối trời như niềm mong ước ở phần lời 1, hay giờ đây có “phơi xác giặc” để “xóa hận”, thì cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Chỉ có thể “dìm cơn đau chậm tới”, còn người cũng không thể trở lại, muôn đời mình vẫn sống trong lẻ loi và thương tiếc mà thôi.

“Có đem đốt sạch lá vàng cuối trờiCó phơi xác giặc xóa hận để em cườiChỉ dìm cơn đau chậm tớiMuôn đời tôi vẫn lẻ loiĐi vào thương tiếc mà thôi.”

Trong lần nói chuyện gần đây, Chế Linh có lời nhắn nhủ với các ca sĩ trẻ và nói một điều liên quan đến ca khúc Thương Hận. Sau đây là nguyên văn lời Chế Linh:

“Trước khi các em hát bài của một nhạc sĩ nào đó, nên đọc cho kỹ lời bài hát và xin đừng thay đổi lời nào hết. Người nhạc sĩ khi sáng tác một bài hát đều dùng câu chữ rất kỹ để diễn đạt đầy đủ ý tứ, thay một từ thôi cũng làm mấy ý tứ đi. Đàm Vĩnh Hưng hôm đi diễn ở Canada có xin hát bài Thương Hận của tôi. Tôi rất mừng vì lớp ca sĩ trẻ sau này cũng thương tôi, hát bài của tôi, như thế là tôi hạnh phúc lắm rồi.

Xem thêm  Bánh ép Khô Huế ở Sài Gòn

Tất nhiên, mỗi người ca sĩ có một phong cách trình diễn khác nhau, tôi hát kiểu của tôi, Đàm Vĩnh Hưng hát kiểu của Đàm Vĩnh Hưng. Khán giả không nên quá khắt khe, so sánh người đi sau với người đi trước rồi khó chịu. Vườn hoa âm nhạc cần nhiều loài hoa khác nhau mới đẹp được, phải có giọng này giọng kia để tô điểm.

Tôi thấy Đàm Vĩnh Hưng hát rất khỏe, hay nhưng đáng tiếc lại hát sai một chữ trong bài hát của tôi.

Tôi viết “Có ai biết được chỉ mình tôi buồn…” thì Đàm Vĩnh Hưng hát thành “Mấy ai biết được chỉ mình tôi buồn…”.

Hai từ này nghĩa không khác nhau lắm nhưng “có ai” là chỉ hàng vạn người còn “mấy ai” là chỉ mấy người thôi. Tôi không dùng chữ “mấy ai” đó mà dùng chữ “có ai” để nhấn mạnh vào nỗi băn khoăn, buồn phiền trong cõi đời mình.

Bài hát Thương Hận này tôi viết trong một hoàn cảnh rất buồn nên muốn thể hiện nỗi hận của mình.”

Nỗi niềm “thương” và “hận” trong ca khúc “Thương Hận” của ca sĩ Chế Linh - nhạc sĩ Tú Nhi

Cũng xin nói thêm là trước năm 1975, Chế Linh có 3 lần thu âm khác nhau với cùng bài hát Thương Hận. Ở lần đầu tiên, trong dĩa hát Việt Nam, do hạn chế về mặt thời lượng nên Chế Linh chỉ hát lời 1. Ở lần thu âm thứ 2 trong băng nhạc Tình Ca Hai Mươi do nhạc sĩ Song Ngọc thực hiện, Chế Linh đã hát đầy đủ 2 lời bài hát. Tuy nhiên ở lần thứ 3, trong băng nhạc Thanh Thúy 15 cũng trước năm 75, Chế Linh lại lược bỏ đi đoạn đầu của lời 2, giống như bản thu âm sau năm 75 trong CD Làng Văn ở hải ngoại, với lý do ông giải thích là vì phần lời này quá bi thảm. Sau đó, tất cả các ca sĩ thế hệ sau, khi hát lại bài này như Trường Vũ, Randy, Huỳnh Phi Tiễn… cũng đều lược bỏ giống như vậy. Kết quả là có nhiều khán giả không biết đến sự tồn tại của 1 phần lời quan trọng của bài hát.

Click để nghe Chế Linh hát Thương Hận trong CD Làng Văn

Bài: Trần Tuệ Minh Hiếu – Đông Kha (nhacxua.vn)