PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
– NDTT: Dạy hát “ Đường và chân”
NDKH: Nghe hát: “Thằng tí sún”
TCÂN: Nhìn hình đoán tên bài hát.
1. Mục tiêu cần đạt
* Kiến thức:
– Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu bài hát, nhớ tên bài hát « Đường và chân » của nhạc sỹ Hoàng Long,Lời Xuân Tửu
– Trẻ hiểu nội dung bài hát đường và đôi chân là những người bạn thân vì hàng ngày đôi chân đi trên những con đường , và biết cách chơi trò chơi
* Kỹ năng:
– Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ thông qua trò chơi
– Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ
* Thái độ:
– Hứng thú tham gia vào hoạt động
– Thông qua bài hát giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể , răng miệng, yêu quý đôi chân của mình.
2. Chuẩn bị:
– Giáo án điện tử
– Nhạc bài hát “đường và chân, Thằng tý sún”
3. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Xin chào mừng các bé đến với chủ đề «Đôi bạn thân» ngày hôm nay
– chúng ta vui mừng chào đón 3 đội.
+ Đội mắt ngọc,
+ Đội tai tinh
+ Đội tay ngoan.
– Đến với chủ đề ngày hôm nay 3 đội chơi của chúng ta sẽ phải trải qua 4 phần thi:
* Phần 1: Bé thông minh
* Phần 2: Tài năng của bé
* Phần 3: Cùng giao lưu
* Phần 4: Nhanh tay nhanh mắt
Phần 1: Bé thông minh
Và bây giờ chúng ta cùng đến với phần đầu tiên: Bé thông minh
ở phần này cô đưa ra 1 số câu hỏi để thử chí thông minh của các bé. Bây giờ các bé cung lắng nghe câu hỏi nhé!
– Câu hỏi 1: Mắt xinh có mấy con mắt?
– Câu hỏi hai: Có mấy cái tai?
– Câu hỏi 3: Mười ngón tay là mấy bàn tay?
– Câu hỏi 4: Con người đi được là nhờ gì?
– Chúng mình vừa trả lời câu hỏi rất xuất sắc bây giờ chúng ta cùng bước sang phần thứ 2 «Tài năng của bé».
* Phần 2: Tài năng của bé
– Chúng mình cùng lắng nghe giai điệu bài hát này sau đó đoán xem là bài hát gì mà các con hay nghe nhé.( cho trẻ nghe 1 l)
– Các con thấy giai điệu có vui nhộn không?
– Cô hát trẻ nghe lượt 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
+ Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài Đường và chân» của nhạc sỹ Hoàng Long,Lời Xuân Tửu sáng tác.
– Cô hát lần 2: Hát theo nhạc
+ Các bạn vừa được nghe bài hát gì? do nhạc sỹ nào sáng tác?
+ Đường và chân là đôi bạn thân chân đi chơi đi học chân nhớ đường cất bước đi đường yêu chân in dấu lại đường và chân là đôi bạn thân đó là lời ca dản dị của bài hát.
– Sau đây sẽ là phần biểu diễn của tất cả các đội chơi
– Cô dạy trẻ từng câu cho đến hết bài 1- 2 lần.( tùy nhận thức của trẻ)
– Cô mời 3 đội đứng lên nào.
– Cho cả lớp hát cùng cô 2- 3 lượt.(Chú ý sửa sai cho trẻ)
– Cả lớp hát theo nhạc 2 lượt
+ Mời đội mắt ngọc, tai thính, tay ngoan
(Sau mỗi lần trẻ lên biểu diễn cô chú sửa sai cho trẻ nếu có)
– Qua phần biểu diễn vừa rồi cô thấy các đội đã thuộc bài hát và thể hiện rất hay hãy dành 1 tràng pháo tay thật to để chúc mừng các đội
– Mời nhóm, cá nhân hát.
( Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ, động viên trẻ)
* Phần 3: Cùng giao lưu
– Đến với phần thi thứ 3 này cô cũng có một bài hát muốn giao lưu cùng với các đội thi xin mời 3 đội cùng lắng nghe nhé!
– Lần 1: Cô hát trẻ nghe không nhạc
+ giới thiệu tên bài hát Thằng tý sún, tác giả (Hùng Lân)
– Lần 2: Kết hợp nhạc
+ Các bạn thấy giai điệu bài hát như thế nào?
+ Bài hát nói lên điều gì?
ND: Bài hát nói về bạn nhỏ không chịu đánh răng nên răng bị sâu đấy, và lời khuyên để có răng chắc khỏe cần đánh răng thường xuyên vì điều đó không khó gì đúng không?
+ Các bạn có muốn mình có hàm răng trắng đẹp không?
+ Muốn vậy chúng ta cần làm như thế nào? ( Đánh răng đúng cách vào sau khi ăn và trước khi đi ngủ
– Lần 3: Cô cho trẻ nghe ca sỹ hát và khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô ca sỹ
* Phần 4: Nhanh tay nhanh mắt( qua trò chơi nhìn hìnhđoán tên bài hát)
– Trên màn hình cô sẽ cóhình ảnh một số hình ảnh các bộ phận trên cơ thể bạn đội trưởng phải nhanh tay rung sắc xô dành quyền trả lời khi cả tổ thống nhất hình ảnh đó liên quan đến bài hát nào và cả tổ sẽ đứng dậy thể hiện
– Hìnhảnhđôi mắt hát bàiđôi mắt xinh
– Hìnhảnh bàn tay bài hát hai bàn tay
– Hìnhảnhđôi chân bài hátđường và chân
– Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 l
* Kết thúc: cô công bố kết quả và trao thưởng Và cho trẻ hát «đường và chân»
- Trẻ vỗ tay hưởng ứng
- Trẻ trả lời
- Thịt, trứng…
– Trẻ nghe giai điệu
– Trẻ lắng nghe cô hát
– Bài đường và chân ạ
– Trẻ hát theo cô
– Trẻ đứng lên hát
– Các tổ lên hát
- Trẻ lên hát
– Trẻ lắng nghe cô hát
– Giai điệu vui tươi, nhí nhảnh
– Có ạ!
- Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi trò chơi
– Trẻ nghe cô công bố