Lời Bài Hát Từ Làng Sen

Vào những ngày tang lễ, khi Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta, trong niềm thương tiếc vô hạn của cả dân tộc đối với vị lãnh tụ kính yêu – người mà cả toàn dân ai cũng coi như người thân yêu ruột thịt của mình với cách gọi rất trìu mến: Bác Hồ!, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết ca khúc Từ làng Sen hết sức xúc động. Bài hát vừa là một khúc bi tráng, vừa là một bài vè dân gian kể chuyện về một anh hùng dân tộc.

Vào những ngày tang lễ, khi Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta, trong niềm thương tiếc vô hạn của cả dân tộc đối với vị lãnh tụ kính yêu – người mà cả toàn dân ai cũng coi như người thân yêu ruột thịt của mình với cách gọi rất trìu mến: Bác Hồ!, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết ca khúc Từ làng Sen hết sức xúc động. Bài hát vừa là một khúc bi tráng, vừa là một bài vè dân gian kể chuyện về một anh hùng dân

Đoạn đầu giai điệu thiết tha từ chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh ngợi ca một người trai trẻ mà chí lớn: Từ làng Sen có một người trai chí lớn/ Mang lý tưởng Cách mạng giải phóng quê hương/ Ra đi tìm khắp bốn phương/ Đường đi cho cả dân tộc dặm trường xông pha

Xem thêm  Lời Bài Hát Tưởng Niệm

Đoạn sau theo lối kể vè năm chữ trong dân gian với nhịp 7/8, mộc mạc mà đằm thắm: Chiếc áo vải mong manh/ Khắp trời Âu giá lạnh/ Xót thương người cùng cảnh/ Càng chạnh lòng nước non/ Thân trong chốn lao tù/ Lòng hướng về quê hương/ Nước nhà đang khổ đau/ Người xót xa trong lòng

Đoạn kết bằng một âm hưởng mênh mang sâu lắng: Từ làng Sen đã toả làn hương thơm ngát/ Hương đoá sen thanh bạch Hồ chí Minh/ Còn non còn nước còn người/ Hương thơm vẫn muôn thuở ngàn đời không phai…

Bài hát lần đầu tiên do NSND Thanh Huyền cùng tốp nữ trình bày trên Đài TNVN đã nhanh chóng phổ biến trong các đoàn nghệ thuật, được đăng ngay trên báo Nhân dân trong những ngày tang lễ. Sau đó được in trong nhiều tuyển tập. Từ đó cho đến nay, khách thập phương đến thăm quê Bác ở làng Kim Liên đều được nghe bài hát này phát trên loa ở khu lưu niệm và là một âm điệu trở nên thân quen với moị người.

BàiViệt Bắc nhớ Bác Hồ mang âm hưởng của làn điệuNàng ới Bắc Kạn. Trên tạp chí Văn hoá nghệ thuật năm 1974, nhà thơ Nông Quốc Chấn đã dịch ra lời Tày. Trong một dịp trả lời phỏng vấn trên Truyền hình Việt Nam, nhà thơ đã coi đây là bài Việt Bắc ca , vì các tỉnh thuộc Khu Việt Bắc cũ, đâu đâu cũng vang lên giai điệu ngọt ngào và lời ca chân thực của bài hát này.

Xem thêm  Ai Day Roi

Nếu bài Việt Bắc nhớ Bác Hồ mang âm hưởng của làn điệu Nàng ới thì bài Suối Lê-nin (phổ thơ Trần Văn Loa – 1970)lại dựa vào âm hưởng làn điệuThencủa đồng bào Tày để lại trong lòng người nghe một tình cảmvừa mênh mông vừa thân thiết. Bài hát viết về một dòng suối , nơi xưa kia Bác ngồi câu cá, nơi Bác làm thơ cho suối trong lòng thiên nhiên tươi đẹp, có hoa lá, có chim muông, có tiếng suối reo, bên cạnh ngọn núi cao “Các Mác”. Đó là nơi nuôi dưỡng tinh thần lạc quan của Bác: Bác uống nước dòng suối để thành máu nuôi tim/… Mang mùa xuân về cho nước non. Bài hát nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu lắng đã được phổ biến rộng rãi trong toàn quốc và được in đĩa ở Nhật.

Mùa xuân năm 2007, “Con đường âm nhạc” của Phạm Tuyên được truyền hình trực tiếp trên VTV3 trong cả nước, khi trả lời câu hỏi của MC quan niệm viết bài hát về Bác Hồ, ông nói: Khi viết về Bác Hồ, tôi không viết theo lối ngợi ca một vị lãnh tụ cao siêu, cách xa vời vợi đối với dân chúng, mà muốn nói lên những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được kết tinh ở Bác, một con người thật bình dị mà mỗi người dân Việt Nam từ trẻ tới già ai cũng muốn gần gũi. Thật vậy, quan niệm đó của ông đã thể hiện nhất quán trong các ca khúc về Bác Hồ: Ở bài Từ làng Senông đã dùng ngôn ngữ dân gian như một bài vè giản dị để kể cho mọi người nghe về một người thanh niên đi tìm đường cứu nước, chịu bao gian khó, tù đày những vẫn một lòng hướng về quê hương. Ở bài Suối Lê-ninông lại vẽ lên hình tượng Bác Hồ sống với một cuộc đời thường bình dị, vẫn câu cá, vẫn làm thơ và rất gần gũi với thiên nhiên.

Xem thêm  Lời Bài Hát Thói đời

Viết về Đảng và Bác Hồ chính là việc nhạc sĩ Phạm Tuyên tìm đến lý tưởng cao đẹp, tấm gương tỏa sáng bằng một nhân cách vĩ đại mà giản dị, đó cũng chính là ông xác định cho mình lẽ sống cao đẹp mà suốt đời ông nguyện đi theo.

(Trích Hồi ký Chúng tôi đã sống như thế của PGS – TS Nguyễn Ánh Tuyết)

tộc.