Đoàn quân Việt Nam đi Chung lòng cứu quốc, Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa, Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca, Đường vinh quang xây xác quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu, Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường. Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2
Đoàn Quân Việt Nam đi Sao vàng phấp phớiDắt giống nòi quê hương qua nơi lầm thanCùng chung sức phấn đấu xây đời mớiĐứng đều lên gông xích ta đập tanTừ bao lâu ta nuốt căm hờnQuyết hy sinh đời ta tươi thắm hơnVì nhân dân chiến đấu không ngừngTiến mau ra sa trườngTiến lên! Cùng tiến lên!Nước non Việt Nam ta vững bền.
Tag: quoc ca viet nam, quốc ca việt nam, bai hat quoc ca viet nam, bài hát quốc ca việt nam, loi bai hat quoc ca viet nam, lời bài hát quốc ca việt nam
Lịch sử quốc ca việt nam
Cũng tại Quốc hội khóa 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Văn Cao làm quốc ca việt nam chính thức. Theo lời nhạc sĩ Văn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà văn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: “…19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát “Tiến quân ca” và “Diệt phát xít””.
Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Văn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối năm 1944 tại căn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Văn Cao đã nhớ lại: “Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong…
Nhạc sĩ viết tiếp: “Quốc ca là sự hình thành của nhiều năm kinh nghiệm và một thời gian dài trăn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhớ. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà ông Văn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang văn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập…
Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca – quốc ca việt nam, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Văn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát quốc ca việt namvang lên…
Gần hai mươi năm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được quốc hội khóa 1 thông qua là quốc ca việt nam. Bài quốc ca việt nam cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam