Lời Bài Hát Nổi Lửa Lên Em

Là một nhạc sĩ thành danh với hàng chục ca khúc về hình ảnh anh bộ đội được nhiều người biết đến như Tình em, Anh vẫn hành quân, Nổi lửa lên em, Đường chúng ta đi, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát…nhưng không hiểu sao mỗi lần có ai đó hỏi tới sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Huy Du lại nhắc nhiều tới kỷ niệm về sự ra đời của ca khúc Nổi lửa lên em. Với ông, phía sau mỗi bài hát luôn là một câu chuyện và Nổi lửa lên em là câu chuyện đẹp trong hành trang người nhạc sĩ, chiến sĩ.

Sau bài hát Anh vẫn hành quân (phỏng thơ Trần Hữu Thung), ông được một người bạn tặng bài thơ có tên Em cũng hành quân nói về sự vất vả của người cấp dưỡng nơi chiến trường. Bài thơ ấy cũng như bao bài thơ khác luôn được ông mang theo bên mình. Năm 1967, ông vào chiến dịch Đường 9 Khe Sanh. Cùng đoàn văn nghệ với nhạc sĩ lúc đó còn có nhà thơ Xuân Sách, nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm… Nhóm văn nghệ sĩ được ở cùng một đơn vị đóng giữa khu rừng phía Tây tỉnh Quảng Trị. Đơn vị có một cô cấp dưỡng còn rất trẻ, xinh, tên là Sạn. Khi ấy, nhạc sĩ cũng chỉ biết cô là người Hà Tĩnh, là con một nhưng vẫn xung phong ra trận. Cô rất chăm chỉ và đặc biệt yêu quý các văn nghệ sĩ. Mỗi lần đoàn ông đi thực tế, cô lại chuẩn bị gạo rang, cơm khô, rau, muối ăn cho mấy ngày đường. Thỉnh thoảng, khi đi thực tế trở về, các văn nghệ sĩ lại được cô “ưu ái” chiêu đãi món rau tươi. Thuở ấy, ở chiến trường, bữa cơm có rau tươi là một sự kì diệu và kỳ công của đầu bếp. Để có đĩa rau ấy, Sạn đã phải vào tận rừng sâu, qua bao điểm có cài bom nổ chậm để hái rau.

Xem thêm  Lời Bài Hát Người đi Ngoài Phố

Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Nổi lửa lên em - Hợp Âm Việt

Xúc động trước tình cảm của người con gái đảm đang, bắt gặp một tứ trong bài thơ được bạn cũ tặng, Nổi lửa lên em đã ra đời. Những chi tiết thực đã đi vào bài hát của ông rất giản dị: “Một cánh rau rừng còn ủ kín yêu thương. Nhớ nắm gạo rang đường ra chiến trận…”. Năm 1971, nhạc sĩ Huy Du đi chiến dịch Đường 9 Nam Lào. Ông mang bài hát bên mình, hy vọng gặp lại người con gái năm xưa để tặng. Khi ông đến nơi có bếp lửa đầy ân tình ấy, chỉ thấy lều lán và những gương mặt mới. Hỏi thăm mãi, ông mới hay rằng cô Sạn đã hy sinh. Ông lặng đi khi nghe tin dữ này. Bản nhạc vẫn còn trên tay như một món nợ chưa trả được. Sau này, câu chuyện của ông đã được con trai ca sĩ Tân Nhân là Trương Nguyên Việt viết thành một truyện ngắn cảm động.

Lời bái hát: ” Nổi lửa lên em”:

Trăng đã dậy rồi, khơi bếp hồng lên nhé. Lá nếp rau rừng thêm ấm tình anh nuôi. Nổi lửa lên em đánh mỹ đêm ngày. Vũ trụ theo ta vào trong chiến trận, Có chị Hằng soi sáng canh thâu. Ơi…Miền Nam ơi có đêm nào ngủ được. Lửa chiến tranh còn bỏng đất quê mình, Yêu đất nước trải đường vô trong nớ. Đây tuyến hậu cần ta bủa lưới khắp nơi nơi. Ơi…vũ khí ta mang đâu có là tên lửa, Chỉ bếp than hồng này ủ chín hơi cơm. Bát nước chè xanh nhẹ gối bước dồn thêm sức mạnh trên đường đi đánh Mỹ. Nổi lửa lên em… nổi lửa lên em… Ánh trắng sáng ngời đưa ta vào trận đánh. Núi rừng xanh dồn dập bước quân hành. Lửa bếp than hồng mang tình em rực cháy … cháy thêm nhanh. Đất nước tưng bừng, nghe tiếng rừng thao thức. Khơi ánh lửa hồng bên suối đàn T’rưng reo. Nổi lửa lên em, miếng nước ngọt ngào. Mỗi dặm quê hương tình thương chiến trận. phút ngọt bùi nhớ nắm cơm ngon. Ơi…Miền Nam ơi những đêm chẳng đuốc đèn. Lửa trong tim rừng rực sáng trên đường. Đôi quang gánh nặng tình yêu đất nước. Hơi bếp Hoàng Cầm ta sưởi ấm khắp nơi nơi. Ơi…mỗi bát canh chua đỡ cung đường vất vả. Một cánh rau rừng còn ủ kín yêu thương. Nhớ năm gạo rang đường ra chiến trận. Ôi tất cả tâm tình đi nhớ mãi. Nổi lửa lên em…nổi lửa lên em. Đất nước tưng bừng đưa ta vào trận đánh. Núi rừng xanh dồn dập bước quân hành. Lửa cháy lên rồi mang tình em rực sáng sáng quê hương.

Xem thêm  Không Say Không Về

Theo Dulichniemvuiviet.com