Lời Bài Hát Dạ Khúc Cho Tình Nhân

Video lời bài hát dạ khúc cho tình nhân

“Dạ Khúc Cho Tình Nhân” là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Cũng như các ca khúc khác của ông, Dạ Khúc Cho Tình Nhân chất chứa trong đó những sự yêu thương, niềm nhớ nhung quyến luyến và nỗi đợi chờ trong vô vọng. Bài hát này được nhạc sĩ Lê Uyên Phương viết năm 1968, khi mà ông còn ở Đà Lạt, còn người yêu của ông là Lê Uyên – Lâm Phúc Anh đang bị gia đình “giam lỏng” ở Chợ Lớn – Sài Gòn để chia cách tình yêu của họ.

Trong tình cảnh đó, Lê Uyên Phương cảm thấy cuộc tình mong manh và buồn như nỗi chết. Ông viết trong niềm nhớ tình nhân không nguôi:

Tình nhân đã xa xôiÐời ngăn cách nhau hoàiMột lần thôi đã không thôiYêu nhau trong lo âuBiết bao lần tha thiết nhớ mong…

Dạ Khúc Cho Tình Nhân – Lê Uyên & Phương hát trước 1975

Đây là một trong những ca khúc mà tôi yêu mến nhất. Mỗi lần nghe lại Lê Uyên và Phương hát bài này, tôi đều cảm thấy rùng mình vì những cảm xúc không thể nào diễn tả. Có lẽ ca khúc này có những lời hát buồn và rất lạ, nên đã nhiều lần tôi muốn viết 1 vài dòng về Dạ Khúc Cho Tình Nhân, rồi lại thôi.

Nhưng tối hôm nay, khi một mình ngồi giữa vùng quạnh vắng, tôi nhìn lên bầu trời đêm mịt mùng với một vì sao lẻ loi, thấy đồng cảm với Dạ Khúc Cho Tình Nhân hơn bao giờ hết.

Ngày em thắp sao trờiChờ trăng gió lên khơiMà mưa bão tơi bờiMột ngày mưa bão không rời

Trước đây, dù đã nghe bài hát này nhiều lần, tôi vẫn không thể cắt nghĩa rõ ràng hình tượng “sao trời” được nhắc nhiều lần trong bài hát này. Sau này, khi đọc được tập sách Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles mà nhạc sĩ Lê Uyên Phương phát hành tại Mỹ năm 1990, ông có nhắc đến ca khúc này, và tôi dần hình dung được ý nghĩa của bài hát.

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” (Lê Uyên Phương) | Lời Nhạc Sống PRO - Tự tin hát với Ban Nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” (Lê Uyên Phương) | Lời Nhạc Sống PRO - Tự tin hát với Ban Nhạc

Thời thơ ấu, thời tuổi trẻ, hầu như ai cũng đã từng ngước nhìn lên bầu trời đầy sao lấp lánh mỗi đêm khuya và có nhiều mơ ước đến mai sau. Vậy mà khi tuổi quá đôi mươi, bầu trời của Lê Uyên Phương như là dần trở nên tăm tối, không có một vì sao nào hiện hữu nữa. Phải chăng đó là vì cuộc đời đã thiếu vắng niềm vui, hay là do trưởng thành trong nhận thức, nên ông dần cảm thấy được những bất hạnh mà cuộc đời đang bày ra trước mắt?

Xem thêm  Lời Bài Hát Một Thời đã Xa

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” (Lê Uyên Phương) | Lời Nhạc Sống PRO - Tự tin hát với Ban Nhạc

Rồi trong bóng tối định mệnh đó, chợt một ngày tình nhân đến bên cạnh, thắp lên vì sao sáng duy nhất trong đời mình. Đó là ngày mà nhạc sĩ đã nhắc tới trong câu đầu tiên của bài hát: “Ngày em thắp sao trời”, cũng như thắp lên hy vọng về một ngày trăng gió lên khơi để tình nhân cùng nhau phiêu du trong vùng trời viễn mộng. Nhưng cơn vui chỉ vừa chớm thì nỗi buồn cũng tới mau, vì “mưa bão tơi bời”, vì “mưa bão không rời”…

Đó là ngày mà cô tiểu thư Sài Thành gốc Hoa vừa tròn 15 tuổi tên là Lâm Phúc Anh, tình cờ gặp ông giáo 26 tuổi ở xứ lạnh Đà Lạt. Họ yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên, sau tiếng sét ái tình, và khởi đầu cho một cuộc tình đầy giông bão sau này. Không chấp nhận con gái mình yêu một nghệ sĩ, một thầy giáo nghèo, gia đình của Lê Uyên – Lâm Phúc Anh đã ra sức ngăn cản, chia cắt. Khoảng cách 11 tuổi là quá lớn và đặc biệt là hầu như không một gia đình người Hoa nào muốn gả con gái họ cho một người khác tộc, Lâm Phúc Anh ngay lập tức bị bắt ép trở về Sài Gòn theo lệnh cha mẹ.

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” (Lê Uyên Phương) | Lời Nhạc Sống PRO - Tự tin hát với Ban Nhạc

Lâm Phúc Anh năm 15 tuổi

Ánh sao trời vừa mới mọc lên đã bị mưa bão làm cho rơi rụng cùng với cơn mộng tàn. Trong những tháng ngày xa biền biệt đó, Lê Uyên Phương đã viết:

Trên đôi vai thanh xuânƯớp hôn nồng bên gối đắm sayÁnh sao trời theo gió rụng rơi đầy…

Cùng rót bao nhiêu ngày hoangCùng đếm bao nhiêu mộng tànRu người yêu dấu trong vùng trời đêm…

Khi hát bài này trên sân khấu, có lẽ là lần cuối cùng vào năm 1999 – chỉ vài tháng trước khi qua đời – nhạc sĩ Lê Uyên Phương nói rằng ca khúc Dạ Khúc Cho Tình Nhân được ông viết vào thời điểm một ngày vừa chấm dứt để chuẩn bị cho một ngày kế tiếp. Nguyên văn lời ông nói: “Sự kết thúc của một ngày, có thể là ngày bình an cho một ngày kế tiếp bình an, cũng có thể là một ngày bất an cho ngày kế tiếp bất an. Đứng trước sự chuyển biến của thời gian, trong bóng tối, tôi đã nghĩ tới người yêu. Trong đáy sâu của tâm hồn, tôi ước ao rằng khi bình minh trở lại thì những đôi tình nhân lại có được cùng chung một số phận trong cuộc đời”.

Xem thêm  Ca Ngợi Hồ Chủ Tịch

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương nói về Dạ Khúc Cho Tình Nhân năm 1999

Không phải ước ao cùng chung đôi, chung giường chung chiếu, mà ước ao “cùng chung một số phận trong cuộc đời” để yêu nhau, hiểu nhau, để cùng dìu dắt nhau đi đến cuối cuộc đời. Cần biết rằng, khi những giai điệu đầu tiên của bài hát này được hình thành, ông đang trên chuyến xe đò từ Sài Gòn trở về Đà Lạt. Lúc đó nhạc sĩ vẫn đang đi dạy ở vùng cao nguyên, còn Lê Uyên đã bị gia đình đưa về Chợ Lớn. Cuối tuần nào thầy giáo Lê Uyên Phương cũng bắt xe đi nhiều tiếng đồng hồ từ Đà Lạt về Sài Gòn chỉ để gặp người yêu trong phút chốc rồi vội vã trở về ngay trong đêm, để sáng hôm sau kịp đi dạy học. Ở tại thời điểm đó, đây chỉ là niềm ước ao của chàng trai trẻ bị chia cắt với người yêu, trong nhớ nhung, mộng tưởng nhưng lại thể hiện sự già dặn, sâu sắc của chàng nhạc sĩ si tình Lê Uyên Phương ngay khi còn rất trẻ.

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” (Lê Uyên Phương) | Lời Nhạc Sống PRO - Tự tin hát với Ban Nhạc

Những cuộc gặp gỡ vội vã rồi chia ly nhung nhớ, gần đó rồi xa đó. Miệng vừa cười, môi vừa chạm đã phải xa xôi. Mặc cho “đời ngăn cách nhau hoài”, họ vẫn yêu nhau dù phải chịu cảnh “yêu nhau trong lo âu”, bởi đôi tình nhân không thể biết được rằng sớm mai đây, ngày mới sẽ là một ngày bình an hay là bất an…

Vừa hoa nở tươi môiTình nhân đã xa xôiÐời ngăn cách nhau hoàiMột lần thôi đã không thôi

Yêu nhau trong lo âuBiết bao lần tha thiết nhớ mongLá hoa rừng mau xóa đường quay về…

Tạm biệt người yêu để quay về, nhưng chân không muốn bước, lòng không muốn về, vẫn tha thiết nhớ mong. Trong phút chốc, người nghệ sĩ đó chỉ mong rằng “lá hoa rừng mau xóa đường quay về”, để kẻ si tình được quay trở lại nơi con tim muốn ở.

Giờ đây, khi chỉ còn lại một mình đối diện với khoảnh khắc đêm tàn ngày lên, với cảnh đêm tịch mịch như thể mở huyệt sâu để chôn trọn được thân người trong nỗi u buồn cô đơn vô tận, nghe lòng tê tái và cảm giác như vì sao duy nhất cũng vụt tắt mất rồi:

Màn đêm mở huyệt sâuMộng đầu xin dài lâuMột vì sao lạ rơi, nghe hồn tê táitrên dòng hương khói bay…

Xem thêm  Loi Bai Hat Lan Va Diep 3

Trong nhạc của Lê Uyên Phương, hơn một lần ông nhắc về cái chết. Ở thời đại của ông, người ta sống trong lo âu và đối diện với cái chết thường trực. Và nếu có được nhau thì họ đều đã sống rất vội vã, sống trọn vẹn bên nhau, bởi vì có thể ngày mai, hay là sớm hơn vài phút nữa, vài tiếng đồng hồ nữa thôi là có thể không còn nhau được nữa.

Giấc mơ xưa khăn phủ vành sôCó yêu nhau ngọt ngào tìm nhauChết bên nhau thật là hồn nhiên!

Nhạc của Lê Uyên Phương là những ca khúc mang nội dung không hề có tham vọng lớn lao nào, ngoài những lời hát giản dị và chủ đề mang tính cá nhân: đôi tình nhân chia tay nhau (Chiều Phi Trường), đôi tình nhân đưa nhau xuống phố trong một cơn say tình chất ngất qua những con phố thênh thang và nắng lên mau, mà cuộc tình thì lúc nào cũng như sắp vỡ, sắp hết, do đó mà vội vàng, dường như lần yêu nào cũng là một lần cuối (Vũng Lầy Của Chúng Ta, Cho Lần Cuối). Do đó mà tình buồn.

Tình buồn, không phải là nỗi buồn của kẻ mất tình, mà là niềm tuyệt vọng khi đối diện với hư vô. Đó là một tiếng than dài cho cái phi lý căn bản giữa tình yêu và sự chết. Có thể nói đó là một tiếng tim vỡ, chẳng phải vì những gì đã trải qua, mà chính vì những gì sắp tới. Những lời ca giản dị của Lê Uyên Phương, vì đó, cho ta một cảm giác đắm say, ngây ngất, đồng thời lại chán chường rã rời kỳ lạ của tình yêu. Trong nhạc Lê Uyên Phương, người ta thấy được nhiều đau đớn, nức nở. Không phải là niềm đau mê man, mà là niềm đau sáng suốt: Mở mắt thật lớn, ta nhìn nó đi thẳng vào tim ta đau nhói. Giọng ca của Lê Uyên não ruột, ma quái quá chừng, hơn bất cứ người ca nữ nào khác. Giọng hát chân thật hầu như luôn luôn muốn vỡ tung ra thành tiếng khóc, tiếng nức nở dài ôm nặng những lời vĩnh biệt.

Vì vậy, hiện tượng của Lê Uyên và Phương là hiện tượng đặc biệt nhất của âm nhạc Việt Nam: Một người sáng tác chỉ dành riêng cho một (đôi) người. Âm nhạc của họ đã trở thành bất tử.

=> Xem Lời Nhạc Sống bài hát Dạ Khúc Cho Tình Nhân

Bài: Đông Kha