Em Di Tren.co Non

Video em di tren.co non

Có thể nói nhạc sĩ Bắc Sơn là người hiếm hoi mà hầu như cả sự nghiệp chỉ gắn bó duy nhất với dòng nhạc quê hương, giai điệu âm hưởng dân ca Nam Bộ, viết về cuộc sống và con người của người dân quê. Ca khúc Em Đi Trên Cỏ Non như là một bức tranh tả cảnh tuyệt đẹp về một vùng quê có nét sống đơn sơ và yên bình.

Bài hát nói về cảm xúc vừa háo hức, vừa bồi hồi của một cô gái thành thị khi được trở về thăm quê nhà của tuổi thơ. Dù rời xa quê đã lâu, đã có những thứ cô quên mất tên, nhưng những tình cảm của dành cho quê hương thì vẫn còn nguyên vẹn.

Em đi trên cỏ non mọc ôm đôi bờ đường đê.Em che nghiêng nón lá chân rụt rè qua nhịp cầu tre.Quê hương em ở ngoại thành xóm nhà tranhEm đi qua mấy sông vượt mấy đèoDẫu trèo lên đỉnh cao mấy núi cũng lặn lội về thăm.

Trên đường đê xưa mọc đầy cỏ non xanh mướt, có một cô gái nón lá nghiêng che và rụt rè qua nhịp cầu tre. Cô rụt rè là bởi đã lâu rồi không đi trên cầu tre nhỏ đong đưa đã từng rất thân thuộc vào những ngày xa xưa.

Quê hương của nàng ở ngoại thành, là một vùng quê có xóm tranh nghèo yên ả, rời xa đã lâu rồi nhưng vẫn còn hoài trong ký ức. Tâm trạng bồi hồi của nàng khi bước chân lại con đường đê năm cũ trong bài hát cũng là tâm trạng chung của những người đã từng được sống ở miền quê nghèo, dẫu có đi đâu xa thì vẫn luôn nhớ về.

Xem thêm  Lời Bài Hát Bến Cảng Quê Hương Tôi

Nỗi nhớ quê của của cô gái thành thị được thể hiện qua những lời hát: “Em đi qua mấy sông vượt mấy đèo. Dẫu trèo lên đỉnh cao mấy núi cũng lặn lội về thăm”, làm cho người nghe nhạc cảm nhận được tình yêu quê hương luôn nồng nàn ấp ủ trong lòng, luôn mong một ngày về thăm lại quê xưa không quản ngại khó khăn.

Click để nghe Hoàng Oanh hát Em Đi Trên Cỏ Non

Em quên tên luống rau càng cua mọc bờ thềm xưaNhưng em không thể quên cây cầu dừa mưa rụng giọt mưa

Xa quê đã lâu mà vì đường xa cách trở ít được về thăm lại, nàng có thể quên mất tên của loại rau càng cua mọc đầy bờ thềm xưa, nhưng không thể nào quên được cây cầu dừa trơn bắt qua con kênh nhỏ để vào sân nhà. Đó là nơi mà chắc hẳn là đã từng bao nhiêu lần nàng đã ngồi trước hiên để nhìn từng giọt mưa rụng xuống. Cách dùng chữ “mưa rụng”, chứ không phải là “mưa rơi”, ngoài việc để cho hợp với câu nhạc, có lẽ ý của nhạc sĩ cũng muốn nói rằng đó là những cơn mưa dầm lúc chưa tắt hẳn, từng giọt rụng xuống chậm chạp từ mái tranh hay từ tán lá dừa trước sân mà cô gái suốt một thời ấu thơ đã từng ngồi đếm trong những buổi chiều ngồi ngóng cha mẹ đi làm về.

Cha đưa em đi học ngôi trường xaĐôi chân em bé nhỏ sợ lấm bùn,cha ngồi xuống cõng em, cha nói cỡi ngựa ngựa phi.

Xem thêm  ảnh ff đẹp

Đó là những hồi ức thật đẹp đẽ về những ngày xưa còn bé, trong những ngày đầu tiên đi học ngôi trường ở thật xa, cha đã cõng em qua mấy đoạn đường lầy lội vì sợ bùn đất làm lấm đôi bàn chân nhỏ bé. Tình thương của người cha được phác họa qua lời nhạc đơn sơ mà thật cảm động, thể hiện được sự nâng niu từng li từng tí đối với người con gái bé bỏng ngà ngọc.

Xám khói xám chân mây hỏi rằng có phải sương mai.Trắng áo trắng ai đi vội vàng bóng dáng thơ ngây.

Ký ức tuổi thơ của cô gái trở nên long lanh như những hạt sương mai mỗi khi nhớ về, trong dòng hồi tưởng ngày tháng xa xưa đẹp đến ngỡ ngàng: “Xám khói chân mây hỏi rằng có phải sương mai” Từ chân trời xa xám khói, bóng dáng ngày xưa vẫn hiện về tà áo trắng thơ ngây vội vàng như vừa mới đi qua.

Tia nắng nhuộm vàng thôn xómCơn gió rụng bông bưởi trắngNghe có gì như tha thiếtQua lối mòn chưa quen biết.

Những hình ảnh của quê xưa được vẽ thật đẹp bằng giai điệu, đó là dịu dàng thơ mộng từng tia nắng hoàng hôn, từng cơn gió lay động rụng bông bưởi trắng sau hè. Hình ảnh dung dị mà làm nao lòng người nhớ quê, về vùng đất mà nếu ai đã từng có thì cũng đều giữ hoài trong ký ức.

Em chưa đi trên cỏ non chưa từng nghe mát rượi bàn chânEm chưa qua mấy khúc sông chưa được nhìn doi vịnh chiều hôm.Em chưa yêu ngoại thành khi mà em chưa nghe trái tim mình rung động,Thuở mẹ gặp cha thương lắm như ruộng đợi phù sa.

Xem thêm  Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ

Những đoạn cuối của bài hát, nhạc sĩ sử dụng thủ pháp “phủ định của phủ định” với rất nhiều chữ “chưa”. Em chưa nghe trái tim mình rung động, thì em sẽ chưa yêu ngoại thành, nghĩa là giờ đây nàng đang cảm thấy mình đã rung động thật lâu khi được về nhìn lại vùng quê xưa, như là được gặp lại người bạn thân thiết đã từ lâu vắng xa sau một đoạn đời dài. Nàng về lại đường đê xưa với thảm cỏ xanh mướt còn nghe thoảng mùi hơi sương, bước chân trần trên đó để được nghe mát rượi như những ngày thơ ấu cũ, đi qua lại mấy khúc sông xưa để lại được nhìn hoàng hôn rớt trên doi vịnh. (doi vịnh trong câu này nghĩa là một dải đất dài, hẹp nhô ra ở một đoạn vịnh sông).

Click để nghe Hương Lan hát Em Đi Trên Cỏ Non

Cũng như nhiều bài khác của nhạc sĩ Bắc Sơn, ca khúc Em Đi Trên Cỏ Non đã ngợi ca miền đất quê nghèo nhưng đầy ân tình như cưu mang sâu nặng, từ luống rau càng cua cho đến rau đắng mọc ở sau hè.

Nghe nhạc của Bắc Sơn, người nghe thưởng thức một dòng nhạc quê hương, để rồi hồi tưởng và thương nhớ một miền quê hương đã xa mà vẫn còn đọng mãi trong ký ức đẹp đẽ của mọi người.

Bài: Trương Đình TuấnBản quyền bài viết của nhacxua.vn