Căn Nhà Xưa

Video căn nhà xưa

Trước năm 1975, trong vai trò một nhạc sĩ, Nguyễn Đình Toàn sáng tác không nhiều, sự nghiệp của ông nổi bật hơn trong lĩnh vực sáng tác văn học, tiểu thuyết, thơ ca,… Năm 1965, ông viết lời cho ca khúc Tình Khúc Thứ Nhất (và sau đó là Em Đến Thăm Anh Đêm 30) của nhạc sĩ Vũ Thành An, góp phần đưa tên tuổi nhạc sĩ của những bài không tên lần đầu được công chúng biết đến.

Phải đến sau năm 1975, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn mới bắt đầu tập trung sáng tác ca khúc, trong đó tiêu biểu nhất là những bài như Căn Nhà Xưa, Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên, Mưa Trên Cây Hoàng Lan, Hiên Cúc Vàng, Mai Tôi Đi,…

Trong những nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, có một nhạc phẩm vô cùng giản dị và xúc động là Căn Nhà Xưa, được nhạc sĩ viết tặng cho người vợ duy nhất trong đời là bà Thu Hồng. Ông quen biết bà từ khi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Chị Em Hải (1961). Trong mắt nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và những người thân cận với gia đình ông, bà Thu Hồng chính là một bà “vợ Tú Xương” nhất mực tần tảo, vun vén chăm lo cho gia đình, chồng con.

Bà nhỏ hơn ông 6 tuổi, mang đôi mắt biết cười và khuôn mặt rạng rỡ. Cả đời bà đã sát cánh bên chồng trong những quãng thời gian khốn khó nhất của cuộc đời: khi ông bị bệnh lao phổi nặng phải chữa trị tốn kém, khi ông tù tội hết lần này đến lần khác trong suốt gần 10 năm trời cố gắng vượt biên,… Về sau này, bà bị bệnh mất trí nhớ lúc nhớ lúc quên, ông đi đâu cũng đưa bà theo cùng, không bao giờ để bà ở nhà một mình.

Click để nghe Tuấn Ngọc hát Căn Nhà Xưa

Nhạc phẩm Căn Nhà Xưa ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1991 trong băng Ai Trở Về Xứ Việt của Khánh Ly. Tròn 10 năm sau đó, bài hát một lần nữa làm được công chúng đón nhận qua giọng ca trầm ấm, da diết của nam danh ca Tuấn Ngọc. Ngay từ những câu hát đầu tiên, nhạc sĩ đã kéo người nghe về vùng ký ức xa xăm êm đềm nơi căn nhà xưa:

Xem thêm  Lời Bài Hát Tát Nước đầu đình

Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cảiNơi những sớm mai nằm ngheNắng giòn trên mái

Những lời hát giản dị, thủ thỉ mà thấm sâu lòng người. Căn nhà xưa của Nguyễn Đình Toàn cũng chính là căn nhà xưa, căn nhà mộng mơ, căn nhà ký ức của biết bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người Việt xa xứ, những người Việt nơi phố thị nhưng luôn đau đáu về một căn nhà ngoại ô hiền hoà, bình yên bên khu vườn cải. Nơi có những sớm mai thư thả nằm nghe “nắng giòn trên mái”.

Trong một lần được hỏi về hình ảnh “nắng giòn” rất độc đáo này, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã trả lời rằng: “Ở Viêt Nam, có những mái nhà bằng tôn, khi chịu sức nóng quá sức nó dãn nở và phát ra tiếng kêu “bụp, bụp” nghe như tiếng đạn nổ giòn vậy. Nên “nằm nghe… nắng giòn trên mái” là thế”. Thế mới thấy, sự nhạy cảm và tinh tế trong những giác quan của người nghệ sĩ đặc biệt quan trọng thế nào. Và có lẽ chỉ những ai đã từng sống trong những căn nhà mái tôn như thế, mới có thể cảm nhận rõ được sự thích thú khi nghe những tiếng “nổ giòn” nho nhỏ thi thoảng phát ra trong những ngày nắng hay tiếng lào xào, lụp bụp chộn rộn trên mái nhà mỗi lúc trời mưa.

Ở đó có những lũ sên bò quanhnhững vết nứt rêu tường xanh

Ở đó có lá cuốn dây ngoài songcó giếng nước soi trời trongcó gió mát đêm bình yêncó những tiếng chuông gần lắm

pha hòa tiếng cầu kinhngân nga vang qua sân giáo đưòngtừng ngày nghe đã quen

Người ta có thể đem những cảnh trí, những ngôi nhà ở vùng đất này đến tạo dựng ở một vùng đất khác, nhưng không ai có thể đem hết những kỷ niệm, những dấu vết của không gian, thời gian, những dấu ấn của nơi này đem đến nơi khác. Người ta chỉ có thể hồi nhớ bằng những khung hình, những thước phim, bằng thơ ca, bằng âm nhạc và bằng cả tâm hồn mình. Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn cũng không ngoại lệ. Bằng thứ âm nhạc dung dị, dịu dàng, ông kéo người nghe về vùng ký ức xa xăm với những hình ảnh rõ ràng, chi tiết và chân thực nhất mực: những lũ sên bò quanh, những vết nứt rêu tường xanh, lá cuốn dây ngoài song, giếng nước soi trời trong, gió mát đêm bình yên, những tiếng chuông gần lắm pha hoà tiếng cầu kinh,… Tất cả những chi tiết dù là nhỏ nhất về “căn nhà xưa” dường như chưa bao giờ rời xa ký ức của nhạc sĩ, và tưởng chừng như chỉ cần một đánh động khe khẽ là lại hiện về nguyên vẹn và chân thực.

Xem thêm  Chiều Tà

Ở đó có những tháng năm buồn tênhkhốn khó quyết nuôi tình duyênđã trốn thoát qua nhiều phen

Ở đó ngó thấy nghĩa trang kề bêncó tiếng khóc hơi đèn nhangcó những sớm em tìm đếnvới những đóa hồng khép nép giữa vòng tay ôm

Căn nhà xưa của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nằm ở khu vực đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sĩ), gần nhà thờ Tân Sa Châu, khi ấy vẫn còn là một nơi hoang vu nằm ở giữa khu vực xung quanh là các nghĩa trang họ đạo, nên hình ảnh ngó thấy “nghĩa trang kề bên” và nghe những tiếng khóc hơi đèn nhang hoàn toàn là cảnh tả thực.

Cô con gái Nguyễn Đình Phượng Uyên từng tâm sự: “Bài Căn Nhà Xưa bố tôi từng viết tặng mẹ đúng vào ngày sinh nhật mẹ tôi. Lời của bài hát đó đều nói về thuở ban đầu hai ông bà gặp nhau. Nhưng mẹ tôi không nhớ gì cả vì bà bị bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) nên tôi cảm thấy đau lòng” .

Từ lời chia sẻ đó, có thể thấy rằng dường như chính ở đoạn hát này, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn muốn nhắc lại với vợ của mình về khoảng thời gian khốn khó mà hai người đã cùng nhau vượt qua. Có lẽ đó là thời gian nhạc sĩ mắc bệnh lao phổi vào lúc chỉ mới hơn 20 tuổi, vừa cưới vợ chưa lâu. Thời đó, y khoa còn chưa phát triển, thuốc chữa bệnh lao đắt đỏ và rất hiếm, nhạc sĩ lại mắc chứng lao phổi rất nặng và thường xuyên ho ra máu. Trong sự ám ảnh về sinh tử mong manh, ông cho ra đời tập thơ Mật Đắng đầy tuyệt vọng.

Xem thêm  I See Forever In Your Eyes
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Căn Nhà Xưa (nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn) - “Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải…”
Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn

Tất cả những điều đó có lẽ đã đủ để lý giải cho những hình ảnh, ca từ rất lạ trong đoạn hát này. Ví dụ như câu hát: “khốn khó quyết nuôi tình duyên, đã trốn thoát qua nhiều phen” có lẽ chính là để nói đến hoàn cảnh khi đó dù thê lương, cùng cực, người vợ vẫn quyết sát cánh bên chồng, cùng chồng “trốn thoát qua nhiều phen”. Và sự “trốn thoát” ở đây chắc hẳn là trốn thoát lưỡi hái của tử thần. Cuộc sống khó khăn trong ngày tháng điêu linh đã làm cho nhạc sĩ không tránh khỏi sự bi quan, tuyệt vọng, thì lúc đó luôn người vợ luôn kề cận chăm sóc, vỗ về, vực dây tinh thần cho chồng: “có những sớm em tìm đến, với những đoá hồng khép nép giữa vòng tay ôm”.

Ca khúc khép lại bằng những hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo và mới lạ:

Nghe sau lưng em có chiếc lá mừngđã đổi màu xanh lấy hương nồng

Hình ảnh chiếc lá đem màu xanh đổi lấy hương nồng khiến người ta dễ hình dung đến công việc sản xuất trà. Để những lá trà xanh biến thành thứ trà đen thơm ngon say mê lòng người thì những lá trà xanh ấy phải trải qua quá trình phơi sao vò sấy vô cùng kỳ công. Và người vợ Thu Hồng của nhạc sĩ cũng giống như những chiếc lá trà xanh kia đã đem tuổi trẻ, nhan sắc của mình hy sinh cho chồng, cho con, đã trải qua bao khó khăn, khốn khó, bao thử thách để trở thành thứ trà đen nồng hương thơm ngát.

Bài: Niệm QuânBản quyền bài viết của nhacxua.vn