Kỹ thuật chăm sóc gà con giai đoạn đầu ảnh hưởng lớn rất đến sức khoẻ, khả năng sinh sản, kháng bệnh về sau. Từ khâu làm chuồng, úm gà, lựa chọn thức ăn đến phương pháp phòng bệnh đều phải thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận. Dưới đây, Thiết Bị Chăn Nuôi Thái Bình Dương sẽ chia sẻ cách nuôi gà con mới nở khoẻ mạnh, hiệu quả nhất.
Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở
Đầu tiên, khi muốn làm chuồng nuôi gà con mới nở thì bà con cần chuẩn bị những vật liệu cần thiết, tiến hành thiết kế chuồng gà đúng kỹ thuật, kín gió, tránh côn trùng, động vật gây hại và đảm bảo nhiệt độ úm phù hợp cho gà con theo từng tuần tuổi.
Chuẩn bị
- Cót ép hoặc bạt nilon làm vách.
- Nẹp tre, dây thép cố định vách chuồng chăm sóc gà con mới nở.
- Thanh tre dài: 1 – 2 thanh dùng để gác lên chuồng mắc bóng đèn.
- Trấu độn chuồng.
- Chiếu cói, bạt nilon mỏng phủ trên chuồng.
- Bóng đèn sợi đốt, bóng hồng ngoại để úm gà con mới nở.
Xem: Bảng giá gà giống
Thực hiện
Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở có 2 kiểu phổ biến là chuồng hình chữ nhật (hình vuông) hoặc hình tròn. Nếu bà con dùng bạt nilon thì nên chọn chuồng chữ nhật, dùng cót ép nên chọn chuồng hình tròn để dễ dàng hơn trong quá trình quây.
Bước 1: Quây chuồng
Với quây chuồng bằng cót ép hình tròn độ cao chuồng nên dao động từ 50 – 70cm, quây kín, tránh chuột bọ côn trùng và gió lùa vào, diện tích quây úm không quá 6m2, mật trong chuồng khoảng 60 gà con/m2.
Với quây chuồng bằng bạt nilon hình chữ nhật, trước hết cần đo diện tích chuồng cần úm, nếu diện tích 6m2 thì một cạnh dài 2m và một cạnh dài 3m. Làm vách chuồng bằng cách cắt cót ép thành 4 tấm (2 tấm 70cm x 200cm, 2 tấm có 70cm x 300cm), dùng nẹp tre nẹp 4 cạnh cót ép và nẹp ở giữa để có được thành khung chắc chắn. Ghép 4 khung lại với nhau là có được một chuồng úm gà con theo tiêu chuẩn.
Bước 2: Cố định chuồng
Sau khi bước 1 đã hoàn tất, bà con sử dụng nẹp tre và dây thép để cố định quây úm chắc chắn (quây dạng tròn) hoặc ghép 4 tấm lại với nhau thành hình chữ nhật, dùng dây thép buộc chặt các cạnh (quây hình chữ nhật). Lưu ý, đây là bước quan trọng, cần thực hiện tỉ mỉ, kỹ lưỡng và cẩn thận để tránh chuột bọ, côn trùng xâm nhập vào bên trong chuồng úm.
Bước 3: Độn chuồng
Trong cách chăm sóc gà con mới xuống ổ nhất định không được bỏ qua khâu trải trấu độn chuồng. Bà con tiến hành trải trấu đều bên trong quây úm, dày tối thiểu 10cm, tốt nhất dày 12cm. Mục đích là để điều hoà nhiệt độ bên trong quây úm và giúp gà con không bị lạnh chân.
Bước 4: Mắc bóng đèn
Sử dụng thanh tre đã chuẩn bị, gác lên trên quây úm để lắp bóng đèn. Lưu ý, đảm bảo độ cao của đèn phù hợp để tránh quá nóng hoặc không đủ nhiệt độ úm.
Bước 5: Trải bạt phủ
Sử dụng chiếu cói hoặc bạt nilon mỏng để phủ lên chuồng. Đây là kỹ thuật nuôi gà con mới nở giúp tránh gió lùa và nên để hở một phần nhỏ giúp điều hoà nhiệt độ bên trong chuồng úm.
Cách úm gà con mới nở
Cách úm gà con mới nở khá đơn giản, bà con có thể sử dụng chuồng úm chuyên dụng hoặc quây một góc chuồng theo số lượng gà con cần úm, sau đó vệ sinh sạch sẽ, dùng rơm rạ, mùn cưa để độn chuồng.
Tiếp đến, chuẩn bị máng ăn, máng uống tuỳ theo số lượng gà con cần úm. Lưu ý, trước khi cho gà vào quây úm cần bỏ sẵn nước bên trong.
Bà con sử dụng đèn úm gà như đèn led, đèn sưởi hồng ngoại có công suất phù hợp. Nếu cần úm 1000 gà con thì nên dùng 5 đèn hồng ngoại công suất 250W, đối với mùa đông nên tăng số lượng đèn úm gà con mới nở để đảm bảo nhiệt độ tốt nhất. Đèn sưởi cần được bật lên trước khi cho gà vào quây úm.
Đây là cách nuôi gà con mới nở không có mẹ đảm bảo sức khoẻ và mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bà con cũng cần lưu ý đến thời gian và nhiệt độ úm gà con mới nở theo tiêu chuẩn để gà phát triển tốt nhất.
Xem thêm: Các loại đèn úm gà tiết kiệm điện năng tốt nhất
Thức ăn cho gà con mới nở
Vì hệ tiêu hoá của gà con mới nở chưa hoàn thiện nên thức ăn cho gà con mới nở cần cần đảm bảo yếu tố dễ tiêu hoá. Hiện nay, có 2 loại thức ăn phổ biến là thức ăn thô (tấm gạo, ngô xay, cám gạo) và cám công nghiệp.
- Thức ăn thô: Khi tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc gà con mới nở, bà con có thể cho gà ăn ngô xay, cám gạo vì những loại thức ăn này không ảnh hưởng đến đường ruột, kích thước nhỏ, dễ tiêu hoá. Ngoài ra, bà con có thể làm ấm đường ruột cho gà bằng cách xay cám với tỏi, hành lá. Cách chăm sóc gà mới nở còn tránh được bệnh và hạn chế vi khuẩn đường ruột hiệu quả. Thức ăn thô dễ làm, chi phí thấp nhưng không đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
- Cám công nghiệp: Thức ăn chăm gà con mới nở này được làm thành dạng viên, có rất nhiều loại, nên chọn loại cho gà từ 1 ngày tuổi. Ưu điểm của cám công nghiệp là một số loại có men tiêu hoá, hàm lượng dinh dưỡng tốt, dễ tiêu hoá, hạn chế bệnh đường ruột nhưng so với thức ăn thô thì giá thành khá cao.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong quá trình chăm sóc gà mới nở thì nên ưu tiên sử dụng cám công nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất.
Cách phòng bệnh cho gà mới nở
Ngoài làm chuồng nuôi gà con mới nở, úm gà, lựa chọn thức ăn phù hợp thì cách phòng bệnh cho gà mới nở cũng rất quan trọng. Bà con cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây để đảm bảo gà con phát triển và tăng trưởng nhanh.
1. Vệ sinh chuồng
Chuồng trại nuôi gà con mới nở cần thoáng mát, sạch sẽ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Phun sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi định kỳ, cọ máng ăn, thay chất độn chuồng, nước uống đảm bảo sạch sẽ.
Trước khi cho gà vào chuồng, vệ sinh và sát khuẩn để loại bỏ mầm bệnh. Đây là cách chăm gà mới nở cần biết để tránh tình trạng gà nhiễm bệnh, chậm lớn.
2. Tiêm vaccine
Cách phòng bệnh cho gà con mới nở tốt nhất là tiêm vaccine. Để giảm nguy cơ gà mắc bệnh, cần tuân thủ lịch tiêm vaccine đúng thời gian, đủ liều. Bà con có thể tham khảo lịch tiêm như sau:
- 1 ngày tuổi: Tiêm vaccine Marek.
- 3 – 5 ngày tuổi: Nhỏ Nhỏ vaccine lasota lần 1.
- 7 ngày tuổi: Tiêm vaccine chủng đậu.
- 10 ngày tuổi: Nhỏ IBD (bệnh Gumboro).
- 21 – 24 ngày tuổi: Gumboro lần 2, Vaccine lasota lần 2.
3. Úm gà đúng kỹ thuật
Kỹ thuật úm gà con mới nở cần đảm bảo thực hiện cẩn thận, chuồng úm có rèm che, kín gió, đèn úm phù hợp. Cách úm gà mới nở quan trọng nhất là duy trì nhiệt độ chuồng úm khoảng 32 – 34 độ C, giảm nhiệt độ trong những tuần tiếp theo để gà thích ứng với môi trường.
4. Cho gà uống
Trong cách chăm sóc gà con mới nở thì không thể thiếu cho gà uống nước, bà con cần bổ sung nước liên tục, thay nước thường xuyên và pha 50g Glucose và 1 g Vitamin C/3 lít nước giúp gà thư giãn, tránh stress. Những ngày sau có thể kích thích, cải thiện hệ tiêu hoá bằng cách hòa vitamin C vào nước uống.
5. Cho gà ăn
Cách nuôi gà chọi con mới nở tốt nhất là không cho gà ăn vào ngày đầu tiên vì lúc này lòng đỏ vẫn còn sót lại trong hệ tiêu hoá, cho ăn thêm dễ dẫn đến khó tiêu. Thức ăn cho gà nên chọn cám công nghiệp, chia nhỏ thành 5 – 6 buổi/ngày, loại bỏ đồ ăn thừa trước khi cho đồ ăn mới vào.
Lưu ý cách chăm sóc gà con mới nở
- Nuôi gà mới nở cần lưu ý đến chuồng úm đã kín hay chưa để tránh rắn, rết, chuột, côn trùng, chó, mèo. Lồng úm gà con cần che chắn thật kỹ để đảm bảo an toàn.
- Nhiệt độ lồng úm gà con phù hợp, trường hợp gà há mồm thở, tránh xa bóng đèn, uống nước nhiều thì nhiệt độ đang quá cao, hãy treo bóng đèn cao lên để giảm nhiệt. Còn gà tụm lại với nhau, đứng dưới bóng đèn hãy tăng nhiệt lên bằng cách thả thấp bóng đèn xuống.
- Cách nuôi gà con mới nở hiệu quả là quan sát kỹ lưỡng các triệu chứng của gà để phát hiện bệnh, cách ly, sử dụng thuốc nuôi gà con mới nở để chữa trị kịp thời.
- Cách chăm gà con mới nở được nhiều bà con áp dụng là tiêm phòng theo lịch, bổ sung vitamin, điện giải, chất dinh dưỡng đầy đủ.
- Hiểu rõ cách cho gà con mới nở ăn, chọn đúng thức ăn phù hợp và thay mới thường xuyên để tránh bệnh đường tiêu hoá.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến cách nuôi gà mới nở để bà con tham khảo. Ngoài ra, bà con có thể liên hệ Hotline 0966 566 475 Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi để mua các loại đèn úm gà, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăm sóc uy tín, chất lượng nhằm đảm bảo gà phát triển và tăng trưởng nhanh nhất.