Chiều Trên Phá Tam Giang

Video chiều trên phá tam giang

Có những địa danh đã đi vào thơ nhạc và để lại những dấu ấn khó phai mờ trong lòng người yêu nhạc qua nhiều thế hệ. Đó là đồi Charlie ở Kontum trong bài Người Ở Lại Charlie của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Gio Linh ở Quảng Trị trong Bà Mẹ Gio Linh của nhạc sĩ Phạm Duy, và đặc biệt là Phá Tam Giang ở Huế trong bài Chiều Trên Phá Tam Giang của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ từ thơ Tô Thùy Yên:

Chiều trên phá Tam GiangAnh chợt nhớ emNhớ ôi! Niềm nhớ! Ôi niềm nhớĐến bất tậnEm ơi! Em ơi!

Ngay từ mở đầu ca khúc, bằng thứ tiết điệu nhanh mạnh dần, rồi bất ngờ cuộn trào, mạnh mẽ, nỗi nhớ thương da diết bất tận của người lính dành cho người yêu ở hậu phương được nhạc sĩ khắc hoạ tài tình và rõ nét. Hình ảnh người lính xa nhà, ở nơi vùng nước dữ Phá Tam Giang cộng hưởng với dòng tâm trạng cuộn trào, mãnh liệt khiến ca từ trở nên lôi cuốn lạ kỳ.

Phá Tam Giang trong bài hát này là một địa danh nổi tiếng ở Huế đã từng đi vào trong ca dao:

Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồThương em anh cũng muốn vôSợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…

Tại sao lại “sợ phá Tam Giang”? Phá Tam Giang là khu vực đầm phá rất lớn rộng đến 52km2, độ sâu trung bình từ 2-4m, có nơi sâu tới 7m, trải dài suốt 24km trên địa phận nhiều huyện thị của Thừa Thiên Huế. Đây là nơi giao thoa của nhiều con sông cùng đổ ra biển, là nơi có nhiều vùng nước xoáy, sóng to và gió lớn vì vậy thuyền bè qua lại gặp nhiều khó khăn, dễ bị lật. Có lẽ chính vì sự rộng lớn và hiểm nguy của vùng nước này mà khi nhắc đến ý chí của những người trai, người ta hay đem vùng đất này ra để so sánh.

Ca khúc “Chiều Trên Phá Tam Giang” được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết theo ý thơ của thi sĩ Tô Thùy Yên. Trong một lần hát chung với ca sĩ Khánh Ly, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh kể lại rằng vào khoảng giữa năm 1972, khi cuộc ᴄhιến ở Việt Nam đang ở trong thời kỳ khốc liệt nhất mà đỉnh cao là “mùa hè đỏ lửa” 1972, nhạc sỹ Trần Thiện Thanh cùng một số nghệ sĩ khác là nhạc sĩ Phạm Duy, nhà thơ Tô Thùy Yên… và vài người nữa, từ Sài Gòn đi thăm vùng tiền đồn Quảng Trị – Thừa Thiên.

Xem thêm  Lời Bài Hát Có Những Niềm Riêng

Vào một buổi chiều, trên chiếc trực thăng bay là là trên mặt phá Tam Giang rộng mênh mông ở Huế, nhà thơ Tô Thùy Yên cùng với Trần Thiện Thanh đã nảy ra ý định sẽ làm một bài “thơ – nhạc” về phá Tam Giang này. Thế là không lâu sau đó, bài thơ “Chiều trên phá Tam Giang” ra đời.

Cũng chính vì cảm tác từ chuyến đi thực tế đó mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã cho ra đời một nhạc phẩm bất hủ, có giá trị vượt trên nhiều bản theo dòng nhạc đại chúng của ông.

Bài hát đơn thuần nói về tình yêu thời chiến, với những tâm sự và lo âu của đôi tình nhân còn rất trẻ. Tuy nhiên, bài thơ gốc của Tô Thùy Yên thì rất dài, đan xen trong đó những vấn đề lớn lao liên quan đến thời cuộc, những suy tưởng về phận người, rất bi tráng và mãnh liệt.

Ngay sau đó, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là chọn ra một số câu thơ, nội dung phù hợp nhất để soạn thành một bài nhạc vừa lãng mạn, vừa bi tráng, thể hiện tình yêu của người lính gửi về người yêu bé nhỏ ở đô thành. Đan xen trong những lời ca chất ngất nhớ nhung, len lỏi trong ánh mắt người lính dõi theo hình bóng người yêu bé nhỏ nơi phương xa, là bức tranh phố phường thân thương của Sài Gòn hoa lệ:

Giờ này thương xá sắp đóng cửaNgười lao công quét dọn hành langGiờ này thành phố chợt bùng lênĐể rồi tắt nghỉ sớm

Ôi Sài Gòn Sài Gòn giờ giới nghiêmÔi Sài Gòn Sài Gòn mười một giờ vắng yênÔi em tôi Sài Gòn không buổi tối

Click để nghe Nhật Trường & Thanh Lan hát Chiều Trên Phá Tam Giang trước 1975

Qua Chiều Trên Phá Tam Giang, chúng ta có thể thấp thoáng trong đó một Sài Gòn hoa lệ mà gần gũi của những năm 70. Chỉ với câu hát “giờ này thương xá sắp đóng cửa”, những người yêu Sài Gòn, gắn bó với Sài Gòn một thời sẽ biết ngay rằng đó là Thương xá Tax, nơi phồn hoa, sang trọng bậc nhất Sài Gòn xưa, một trong những biểu tượng nổi tiếng của Hòn Ngọc Viễn Đông. Không chỉ người yêu bé nhỏ mà cả Sài Gòn với những góc sáng, tối, những phồn hoa nhộn nhịp nơi thương xá hay những tần tảo nắng mưa của người lao công quét dọn hành lang,… đều đậm sâu trong tâm hồn của người lính miền xa:

Xem thêm  Mùa Thu Giấu Em

Giờ này có thể trời đang nắngEm rời thư viện đi rong chơiHàng cây viền ngọc thạch len trôiNghĩ đến ngày thi tương lai thúc hốiCăn phòng nhỏ cao ốc vô danh

Rồi nghĩ tới anhRồi nghĩ tới anhNghĩ tới anh

Giờ này có thể trời đang mưaEm đi dưới hàng cây sướt mướtNhìn bong bóng nước chạy trên hèNhư đóa hoa nở vội

Giờ này em vào quán nước quenNơi chúng ta thường hẹnRồi bập bềnh buông tâm tríTrên từng đợt tiếng lao xao.

Càng đi sâu vào lời hát, người nghe chợt hiểu rằng, nỗi nhớ người yêu không chỉ bùng lên trước Phá Tam Giang, mà còn da diết và dài lê thê qua nhiều thời điểm, ngày tháng, bất kể thời gian nào, sáng trưa chiều tối. Ở đoạn hát này, nỗi nhớ thương của người lính không bi luỵ, sầu buồn, than thở mà đầy tình tự, thương yêu. Ánh mắt của người lính dõi theo người yêu qua những cung đường, những địa điểm, những thói quen, những suy tư trăn trở trong sáng và dễ thương của một cô gái mới lớn còn đang đi học, vẫn luôn dành một chỗ trong trái tim mình cho người yêu lính trận.

Đan xen giữa bức tranh sinh hoạt đời thường của cô gái, của hàng quán, phố phường là những lo âu, khắc khoải, những “bập bềnh buông” trong “tâm trí” cô gái bởi những “đợt tiếng lao xao” của súng đạn, của những tin tức dồn dập nơi tiền phương,… và cả những khoảng lặng vắng yên đáng sợ của “giờ giới nghiêm”. Để rồi, có lúc không thể chịu nổi, cô gái bất giác tuôn rơi giòng lệ:

Giờ này thành phố chợt bùng lênEm giòng lệ bất giác chảy tuônNghĩ đến một điều em không rõNghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ

Xem thêm  Lời Bài Hát Quốc Ca

Đến một người đi giữa ᴄhιến tɾanhLại nghĩ tới anhLại nghĩ tới anhNghĩ tới anh…

Chỉ với những dòng tâm tư, suy tưởng của chàng trai, cũng có thể thấy tình cảm của chàng trai dành cho cô gái không chỉ là những cảm xúc rung động gái trai, mà còn là sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với tâm tư của người hậu phương. Đó là nỗi lo sợ, nghĩ suy thường trực quấn lấy tâm tư cô gái nhưng cô lại phải luôn cố gắng dìm xuống, không dám nghĩ, không dám nói,… Ấy là cái chêƭ, là sự chia lìa vĩnh viễn, là những đau thương thảm khốc luôn chực chờ ập xuống, bởi người cô yêu là một người lính, một người đang đi giữa hiểm nguy của 2 làn ranh sinh tử. Những câu hát cuối cùng thắt nghẹn trong những nút thắt không thể tháo gỡ, bởi khi ca khúc ra đời thì những khốc liệt của khói lửa chưa hề có hồi kết, chưa hề có bất kỳ hy vọng mong manh nào về hai chữ hoà bình và đoàn tụ.

Trong âm nhạc Việt, những sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh thường được xếp vào dòng nhạc đại chúng phổ thông, dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên, nhạc phẩm Chiều Trên Phá Tam Giang đã đem đến cho âm nhạc Trần Thiện Thanh những giá trị đặc biệt cao quý đó là giá trị nghệ thuật và giá trị nhân bản, luôn yêu thương và đề cao con người.

Tô Thùy Yên là một nhà thơ quân đội, là một trong những thi sĩ tiêu biểu nhất của thi ca miền Nam. Dù có rất nhiều tác phẩm được người yêu thơ biết đến từ hơn nửa thế kỷ qua, nhưng có lẽ nhờ nhạc sĩ Trần Thiện Thanh mà bài Chiều Trên Phá Tam Giang có thể xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Thi sĩ Tô Thùy Yên qua đời vào tháng 5 năm 2019. Chỉ trước đó vài tuần, ca khúc Chiều Trên Phá Tam Giang đã được cấp phép hát trở lại ở trong nước sau 44 năm bị cấm lưu hành.

Bài: Niệm QuânBản quyền bài viết của nhacxua.vn