Phú Quang Catinat Café Sáng

“Cái quán cà phê Catinat ấy, dân cà phê không quên, thì dân báo chí lại càng không thể quên. Bởi nó là đầu mối cho tất cả sự hẹn hò. Và đặc biệt nhất, có người đến quán, không vì uống cà phê, mà vì muốn gặp mặt nhạc sĩ Phú Quang. Phú Quang lúc nào cũng bận rộn, những cú điện thoại liên tục, những câu nói chúng tôi nghe hoài thành quen, đó là “Alô, ai đó, Phú Quang đang ở Sài Gòn.

Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan

Lúc tán gẫu, chúng tôi thường trêu Phú Quang là người quá giàu có sang trọng nhất. Anh thường cười tít mắt và cũng bông đùa lại, rằng anh là chủ sở hữu của cả quá khứ và hiện tại, đó là Sài Gòn xưa và nay. Vì Catinat là tên đường do người Pháp đặt tên, còn Đồng Khởi là hiện tại, in dấu một cuộc thay đổi lớn của đất nước. Catinat Cà phê nằm trên một con đường quá đẹp với hàng cây cổ thụ trên 100 năm nhưng lá vẫn xanh nõn nà qua hai mùa mưa, nắng.

Ở đoạn đường này không thể thấy ánh nắng gắt, bởi những cao ốc che chắn mất rồi. Buổi sáng con đường mát rượi, buổi trưa nắng vừa đủ cho người ta che một bàn tay ngang tầm mắt, sau 4 giờ chiều thì con đường tuyệt đối không còn nắng, nắng đã dạt hết qua những con đường lân cận.

Xem thêm  Bai Hat Cong Me Di Choi

Một buổi sáng thứ bảy của năm 2000, tôi và nhà thơ Thảo Phương hẹn hò nhau ở đây. Sáng đẹp, cà phê và nhạc cùng thời sự cho người ta có cảm giác bình yên, thoải mái và có thời gian quan sát chung quanh mình, xa hơn là ngoài khung cửa kia, bóng nắng đổ xuống vỉa hè, loang những bước chân thảnh thơi dạo phố.

Tôi ngồi chờ, ngắm từng gương mặt khách, nhìn những giọt cà phê nhỏ giọt, nhẹ, từ tốn, và bất chợt tứ thơ bung xõa. “Những gương mặt người – quen và không quen – những giọt cà phê muôn đời đen quánh – tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh – gõ thức mặt trời – em ngồi một mình – khuấy loãng thời gian…” Những vầng thơ cứ chợt đến, chợt đến…

Nhưng từ 9 giờ sáng đến 11 giờ 30 trưa mà bóng nhà thơ Thảo Phương vẫn chưa xuất hiện. Lúc này nhạc sĩ Phú Quang đi đâu về tới quán, anh nhìn thấy tôi và ùa tới hỏi thăm, tôi xăng xái khoe bài thơ vừa làm xong. Đọc xong bài thơ, Phú Quang đẩy ghế đứng dậy nói: “Em chờ anh một chút”.

Nhạc sỹ Phú Quang

Một tiếng đồng hồ sau, Phú Quang từ trên lầu đi xuống, vác theo cây đàn thùng, anh chào nhà thơ Thảo Phương vừa kịp đến và nói: “Hai nhà thơ nghe bài hát nhé, vừa phổ xong”. Và anh hát. Một bài thơ của tôi dài thế mà anh xén lại, chỉ lấy 5,7 câu: “Những gương mặt lạ quen – Những giọt cà phê đen đặc – Anh ngồi một mình – khuấy loãng thời gian…”

Xem thêm  Loi Bai Hat Trau Cau

Đúng Phú Quang là phù thủy âm nhạc, chỉ hơn 1 tiếng từ bài thơ rất đỗi bình thường của tôi mang tên Buổi sáng, anh đã sửa lại thành Catinat cà phê sáng để cho ra một tuyệt phẩm. Đại từ nhân xưng “Em” cũng được anh đổi thành “Anh”. Anh còn ghẹo tôi: “Bài thơ chừng ấy là dài lắm rồi, hát để cho người ta nhớ chứ…” Tôi cãi lại “Sao anh sửa thơ em? Phú Quang lại nhe răng cười: “Thì ở tâm trạng anh, phải đổi cách xưng hô lại chứ! Vả lại, bài thơ ra đời ở quán này, sửa tựa là quá hợp lý”.

Sau đó nhạc sĩ Phú Quang đưa ca khúc Catinat cà phê sáng vào album Phú Quang 5 mang tên “Về lại phố xưa”. Đêm ra mắt album, anh tự hát, hát một cách say sưa… Trong sâu thẳm, có lẽ bài thơ của tôi đã gợi anh nhớ một điều gì đó. Tình yêu chăng? Hoài niệm chăng?

“Catinat cà phê sáng” do chính nhạc sỹ Phú Quang trình bày (Nguồn YouTobe)

Nhưng giờ thì mọi điều không còn nữa. Người anh, người bạn của tôi đã mãi đi xa. Không còn tình yêu, không còn những buổi la cà trò chuyện nơi Catinat….. Chỉ còn Catinat cà phê còn mãi mãi trong lòng mọi người. Tạm biệt anh, nhạc sĩ Phú Quang.

Và bên tai tôi vẫn văng vẳng câu nói quen thuộc “Phú Quang đang ở Sài Gòn”.

Xem thêm  Nhac Ngan Le Sau