Lời Bài Hát Ngõ Hồn Qua đêm

Video lời bài hát ngõ hồn qua đêm

Vann Phan/Người Việt

Ca khúc “Ngỏ Hồn Qua Đêm,” sáng tác của Triết Giang và Hàn Châu, là một chuyện tình tươi đẹp của một đôi trai gái yêu nhau và đợi chờ nhau giữa thời chiến tranh, ly loạn tại miền Nam Việt Nam hồi trước năm 1975. Tác giả Triết Giang, một trong hai tác giả của bài hát này, chính là nhạc sĩ Hoàng Trang.

‘Ngỏ Hồn Qua Đêm,’ nhạc tình mùa chinh chiến của Triết Giang và Hàn Châu
Hình bìa nhạc phẩm “Ngỏ Hồn Qua Đêm” của Triết Giang và Hàn Châu. (Hình: Tài liệu)

Vì chàng trai trong câu chuyện là một anh lính Cộng Hòa, “Ngỏ Hồn Qua Đêm” là một bản “nhạc lính” đặc sắc ghi lại những ước mơ và hy vọng của những chàng trai thế hệ từng chấp nhận quên đi tình riêng để lên đường chiến đấu cho nền dân chủ và tự do của miền Nam Việt Nam. Vì đời lính quá gian lao và đầy những bất trắc, hiểm nguy, người lính không thể nào có thể vui với đời chiến binh mà không ấp ủ những mộng ước về một tương lai tươi đẹp khi đất nước hết đao binh và người trai lính chiến nên duyên với người yêu bé nhỏ miền hậu phương.

“Chiều bàn giao cho vùng đêm đen biên giới./ Theo cánh quân anh đóng ven lưng chừng đồi./ Nghe muôn côn trùng than trong đêm trường sầu thương thế nhân./ Hồn rung tiềm thức xoay trong vùng thương nhớ,/ len lén đưa anh qua bến mộng ngày xưa.”

Khi màn đêm buông xuống nơi chiến địa, với tiếng côn trùng rỉ rả canh thâu, lòng người chiến sĩ chùng xuống và không khỏi nhớ về những kỷ niệm đẹp xinh của những ngày thơ ấu.

“Chuyện ngày xưa, chia đều ra hai phe đánh./ Anh lấy cây làm súng bên em diệt thù./ Phe kia ngang tàng xua quân đốt nhà đuổi hai đứa ta./ Trò chơi tuổi xanh đôi bên cùng nhau đánh./ Tương sát lẫn nhau như oán thù nghìn Thu.”

Trong mớ kỷ niệm buồn, vui lẫn lộn này, có chuyện người trai cùng với cô gái bên nhà về phe với nhau để đánh trận với một nhóm trai gái trong xóm mình, cũng hò hét, cũng sát phạt nhau như hai đối thủ trên chiến trường thật sự vậy.

‘Ngỏ Hồn Qua Đêm,’ nhạc tình mùa chinh chiến của Triết Giang và Hàn Châu
Trang trước nhạc phẩm “Ngỏ Hồn Qua Đêm.” (Hình: Tài liệu)

“Tháng tháng tiếp nối thơ ấu ra đi anh giã từ cuộc đời chơi đó./ Đêm tiễn đưa anh quay gót son mềm em đếm dài cây số thương./ Gói ghém quá khứ trong chiếc ba lô nơi tuyến đầu năm thao thức./ Giây phút suy tư xanh giấc mơ gầy nghe trái sầu rụng nửa đêm.”

Xem thêm  Lời Bài Hát Hát Cho Người Nằm Xuống

Thế rối năm tháng qua đi, thắm thoắt chàng trai đã đến tuổi phải giã từ bút nghiên mà lên đường vào quân ngũ theo tiếng gọi của non sông. Cái đêm đôi bạn lòng chia tay nhau, kẻ ở, người đi đều buồn rười rượi. Nàng thì ủ rủ quay về, còn chàng thì cứ thao thức canh thâu khi đêm nằm gối súng nơi sa trường lạnh lẽo.

“Nhìn hỏa châu lưng trời soi chia đêm tối./ Anh ngỡ như ngày cưới hoa đăng ngập trời. Xin em tin rằng đôi ta bây giờ dù xa cách nhau,/ tình yêu ngàn năm không phai nhạt hương sắc./ Anh hứa yêu em trong suốt cuộc đời này.”

Chàng trai nhìn thấy ánh hỏa châu soi chiến hào mà lòng mơ tưởng đến ngày pháo nổ, rượu hồng khi đôi bạn tình nên duyên trong ngày cưới. Chàng trai bỗng cảm thấy tình yêu người con gái nơi quê nhà chất ngất lên cao, và nguyện sẽ mãi mãi yêu em suốt đời.

* * *

Cũng giống như người chiến binh trong nhạc phẩm “Đêm Buồn Tỉnh Lẻ” (của Tú Nhi và Bằng Giang) “ở phương này vui nếp sống chinh nhân nhưng không quên dệt mơ ước,” chàng trai lính chiến trong “Ngỏ Hồn Qua Đêm” cũng ấp ủ những ước mơ về một ngày mai khi đất nước hết đao binh để mình sẽ quay về quê xưa mà đẹp duyên cùng nàng con gái mà mình yêu thương.

‘Ngỏ Hồn Qua Đêm,’ nhạc tình mùa chinh chiến của Triết Giang và Hàn Châu
Trang sau của “Ngỏ Hồn Qua Đêm.” (Hình: Tài liệu)

Câu chuyện tình của anh lính Cộng Hoà đang vui kiếp sống phong sương nơi chiến địa và cô gái chốn quê nhà bắt đầu từ thuở còn thơ, khi đôi trai gái hồn nhiên vui đùa trong trò chơi đánh trận giữa hai phe, và cứ tiếp tục cho đến khi đôi bạn lòng phải xa nhau khi chàng trai lên đường nhập ngũ làm lính xa nhà: “Chuyện ngày xưa, chia đều ra hai phe đánh./ Anh lấy cây làm súng bên em diệt thù.”

Ngày chia tay của đôi bạn lòng mới thật là buồn khi “đêm tiễn đưa anh, quay gót son mềm em đếm dài cây số thương.” Để rồi, nơi chốn địa đầu, người trai cứ nằm thao thức nhớ về người tình bé nhỏ nơi quê nhà với bao kỷ niệm xa xưa: “Giây phút suy tư xanh giấc mơ gầy nghe trái sầu rụng nửa đêm.” Cuộc chia xa nào mà không gây buồn đau, và mộng đẹp trong quá khứ lâu lâu lại hiện về, “giây phút suy tư xanh giấc mơ gầy nghe trái sầu rụng nửa đêm.

Xem thêm  Lời Bài Hát Tát Nước đầu đình

Nhưng chàng trai trong cuộc phải nói là rất may mắn khi có được người con gái nơi quê nhà ngày đêm mong nhớ mình, cũng giống y như lời một anh chiến sĩ Cộng Hòa nói về tâm trạng vui mừng khi có được một người con gái nơi tỉnh lẻ để yêu thương và nhung nhớ trong nhạc phẩm “Còn Chút Gì Để Nhớ” của Phạm Duy, “may mà có em, đời còn dễ thương…”

Rồi chàng trai lính chiến lại đẩy trí tưởng tượng của mính đi xa hơn khi nhìn thấy ánh hỏa châu soi sáng tiền đồn của mình mà “ngỡ như ngày cưới hoa đăng ngập trời…”

Rõ ràng là người chiến sĩ Cộng Hòa, khi dâng hiến đời mình cho núi sông, vẫn sống với những ước mơ giản dị nhưng tươi đẹp, trong đó nổi bật nhất vẫn là ước mơ về ngày chinh chiến tàn, để mình có thể trở về quê cũ mà đoàn tụ với gia đình và đẹp duyên cùng người yêu bé nhỏ từng năm đợi, tháng chờ một người đi xa…

‘Ngỏ Hồn Qua Đêm,’ nhạc tình mùa chinh chiến của Triết Giang và Hàn Châu
Bia mộ của cố nhạc sĩ Hoàng Trang. (Hình: Facebook nhạc sĩ Hoàng Trang)

Nhạc sĩ Hoàng Trang, tên thật là Trần Văn Phát, sinh tại Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Hoàng Trang còn có các bút hiệu khác như Triết Giang, Trần Nguyên Thụy, Thiên Tường, Hồng Đạt… Năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Trang lập gia đình với con gái thứ hai của ông Nguyễn Tất Oanh, chủ hãng đĩa Sóng Nhạc Asia, và sau này có bốn người con.

Ngày 18 Tháng Tám, 2011, nhạc sĩ Hoàng Trang qua đời vì bệnh tại Sài Gòn.

Tài năng âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Trang là do ông kiên nhẫn tự học, không qua trường lớp hoặc người thầy nào. Sự nghiệp sáng tác của ông có khoảng 100 ca khúc, được viết từ năm 1963 với bài “Nửa Đêm Đợi Chờ” cho đến sau năm 1975. Hoàng Trang sáng tác bài “Không Bao Giờ Quên Anh” vào năm ông 26 tuổi. Tình khúc này vừa ra đời đã được hãng Dĩa Hát Việt Nam mua, với ca sĩ đầu tiên thể hiện là Phương Dung, sau đó đến các ca sĩ Hương Lan và Giao Linh.

Xem thêm  Phân tích 2 khổ đầu bài tràng giang

Các sáng tác được công chúng ưa chuộng của Hoàng Trang gồm có ”Ngỏ Hồn Qua Đêm,” “Không Bao Giờ Quên Anh,” “Đêm Ru Điệu Nhớ,” “Hoa Tím Bằng Lăng” (ký Triết Giang), “Kể Chuyện Trong Đêm,” “Sau Đêm Chiến Trận,” “Nếu Đời Không Có Anh,” “Ước Nguyện Đầu Xuân,” “Chiều Về Khu Chiến” (với Tú Nguyệt), “Đêm Trăng Miền Thơ Ấu” (với Ngọc Sơn), “Hái Lộc Đầu Năm” (với Ngọc Sơn), “Niềm Suy Tư” (với Hàn Châu), “Cung Buồn Tháng Hạ” (với Thanh Sơn)…

Nhạc sĩ Hàn Châu, tên thật là Lê Đình Nam, sinh tại Bồng Sơn, Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, trong một gia đình có năm anh chị em. Người chị cả Lê Thị Hương là vợ nhạc sĩ Thanh Sơn. Năm 14 tuổi, ông vào Sài Gòn ở chung với gia đình chị cả. Nơi đây, ông khởi đầu tập chơi đàn guitar. Năm 1966, nhạc sĩ Hoàng Trang sáng tác bài “Ngỏ Hồn Qua Đêm” rồi để tên Hàn Châu là đồng tác giả. Từ đó, Hàn Châu là bút hiệu của ông cho đến tận nay.

Năm 26 tuổi, Hàn Châu sáng tác nhạc phẩm “Không Bao Giờ Quên Anh” và được hãng Đĩa Hát Việt Nam mua, với ca sĩ đầu tiên trình bày ca khúc này là Phương Dung.

‘Ngỏ Hồn Qua Đêm,’ nhạc tình mùa chinh chiến của Triết Giang và Hàn Châu
Nhạc sĩ Hàn Châu. (Hình: Nhạc sĩ cung cấp cho báo Lao Động)

Sau biến cố ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông ngưng sáng tác cho đến năm 1980 mới bắt đầu sáng tác lại với ca khúc “Tình Nhỏ Mau Quên,” “Dòng Sông và Nỗi Nhớ,” “Xa Nhau Ngậm Ngùi”…

Các sáng tác của Hàn Châu được khán, thính giả ái mộ từ trước năm 1975 cho tới nay gồm có “Ngỏ Hồn Qua Đêm,” “Những Đóm Mắt Hỏa Châu,” “Đêm Không Còn Hỏa Châu” (với Thanh Phương), “Thành Phố Sau Lưng,” “Thư Người Lính Trận,” “Cây Cầu Dừa,” “Dòng Sông và Nỗi Nhớ,” “Hạ Thương” (với Thanh Phương), “Mười Năm Đợi Chờ,” “Về Quê Ngoại…” [đ.d.]