Bài hát “Bà tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến không chỉ tạo ra một bức tranh thủy mạc làng quê mà còn là bài thơ hội tụ mọi yếu tố thực và siêu xen lẫn với nhau.
Lời bài hát “Bà tôi”
Bà tôi đưa tôi ra đầu làng một mình bà đội cả trời nắng toNày là gió cuốn mây trôi đưa tôi về làngNày là bóng nắng liêu xiêu theo tôi đường làngLàng tôi quanh co quanh co quanh co quanh coBà tôi đưa tôi ra đầu làng một mình bà đội cả trời nắng toNày là gió cuốn mây trôi đưa tôi về làngNày là bóng nắng liêu xiêu theo tôi đường làngLàng tôi quanh co quanh co quanh co có sợi rơm khôNhớ làng tôi từng dòng mương xanh bay bay bay bayNhớ bà tôi một trăm năm rồi ngọn cỏ hóa mây trờiCười cười một chuỗi trời thử bụng taCó mùa thóc lép lợp trên mái nhàCó mùa hoa cà tự nhiên tím táiBà ví lông gà vàng như vườn cảiÔng ví mặt trời như lời mối láiAi ví tình yêu như trò nghịch dạiBà lên Kẻ chợ có buồn được đâuRa về lúc lắc héo mòn một xâuRa về lúc lắc héo mòn một xâuChiều nay tôi đưa bà ra đầu làng, đầu làng mình chợt nổi trận gió toChiều nay tôi đưa bà ra đầu làng, đầu làng mình chợt nổi trận gió toChiều nay tôi đưa bà ra đầu làng, đầu làng mình chợt nổi trận gió toChiều nay tôi đưa bà ra đầu làng, đầu làng mình chợt nổi trận gió to
Video Ngọc Khêu hát “Bà tôi”
[mecloud]bHRxBkaiEL[/mecloud]
Ca khúc “Bà tôi” là những hoài niệm về làng quê, có thể chính là nơi sinh ra và lớn lên của tác giả. Rất nhiều kỷ niệm êm đềm và buồn man mác. Ở đó hiện lên hình bóng của người bà, bà là người soi chiếu mọi ký ức về làng quê xưa.
“Bà tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến được nhạc sĩ Nguyễn Cường đánh giá là ca khúc đầy chất thơ và tinh tế. Với lối viết Đồng Dao, tất cả tạo nên một nỗi ám ảnh. Không mấy ai viết về cái chết mà lại đầy tinh tế như nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến: “chiều nay tôi đưa bà ra đầu làng, đầu làng mình chợt nổi trận gió to…”.
Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Ảnh internet
Phải là những người sinh ra từ làng quê, gắn bó với làng quê mới có thể hiểu được chữ “đồng” trong ca khúc này nói về điều gì.
Bên cạnh đó, “Bà tôi” còn tạo nên một bức tranh thủy mạc về làng quê, mà tịnh không có vết hằn như tranh sơn dầu.Tất cả hết sức thuần khiết với mây, gió, đường làng, hoa cà… Có lẽ bởi Nguyễn Vĩnh Tiến là một người làm thơ, biết làm thơ và điều này rất có lợi khi anh tham gia viết lời cho các bài hát.
Ngọc Khuê người thể hiện thành công ca khúc “Bà tôi”. Ảnh internet
Người thể hiện thành công ca khúc này và nhận được sự yêu mến của khán giả là ca sĩ Ngọc Khuê. Nữ ca sĩ đã đem ca khúc đên chương trình “Bài hát Việt” số 4 vào hồi tháng 7/2005 và nhận được đánh giá cao từ hội đồng tuyển chọn. Với sự thể hiện của ca sĩ Ngọc Khuê đã được Hội đồng thẩm định và khán giả bình chọn là ca khúc của tháng. Đến nay chưa ca sĩ nào vượt qua cái tên Ngọc Khuê khi thể hiện “Bà tôi”.
Ngoài Ngọc Khuê, cậu bé Vũ Song Vũ cũng từng khiến cư dân mạng “đốn tim” khi cất tiếng hát ngọt ngào với “Bà tôi” trong chương trình “Tìm kiếm tài năng Việt”. Xem thêm Vũ Song Vũ hát “Bà tôi”.
Quốc Huy (tổng hợp)