Lời Bài Hát 24 Giờ Phép

Với một người nghe nhạc hời hợt, thì nội dung, lời lẽ của bài hát 24 Giờ Phép cũng đơn thuần như hàng ngàn bài nhạc vàng khác. Nhưng với những người nghe nhạc am hiểu và có suy nghĩ cặn kẽ về từng câu chữ của các bài hát, hẳn sẽ đồng ý rằng đây là một trong những bài nhạc vàng “tới bến” nhất, với những câu từ vừa gợi tình, vừa ẩn ý sâu xa, khai thác được những khía cạnh thầm kín nhất của tình yêu đôi lứa, đặc biệt là trong thời chiến.

Bài hát hay

Tựa đề của bài hát này là 24 Giờ Phép. Trong nhạc vàng có khá nhiều bài hát nhắc về những ngày nghỉ phép của lính với thời hạn khác nhau:

Được nghỉ 5 ngày phép, mất 2 hôm làm quen… (Căn Nhà Màu Tím – Hoài Linh)

Xong chiến trường xin năm ngày phép, tôi trở về thăm lại quê hương… (Khi Người Lính Trẻ Trở Về Quê Hương – Hoàng Thi Thơ)

Kỷ niệm một đêm mưa đêm cuối ba ngày phép… (Bài Ca Kỷ Niệm – Tú Nhi & Bằng Giang)

Một bài hát khác của nhạc sĩ Trầm Uyên Khanh có tên “Bảy Ngày Phép Thường Niên” nổi tiếng qua giọng hát Hùng Cường.

Thông thường, Bộ Tổng Tham Mưu quy định mỗi người lính sẽ có 15 ngày phép thường niên. Các trường hợp đặc biệt như ở xa thì sẽ được thêm 2,3 ngày nữa, thí dụ như nhà ở Huế nhưng đóng quân ở Cần Thơ… Mỗi lần nghỉ phép sẽ được 3 đến 5 hoặc 7 ngày, tùy nhu cầu xin phép và tùy vào cả tình hình chiến sự. Riêng trong bài 24 Giờ Phép, anh lính này chỉ có vỏn vẹn 1 ngày phép, đủ để nói lên tình hình cam go lúc đó.

Cửa tâm tư là mắt nên khi đối mặt chuyện buồn dương gian lẩn mấtđưa ta đi về nguyên thủy loài ngườimùa yêu khi muốn ngỏ vụng về ngôn ngữ tình làm bằng dấu đôi tay

Bốn giờ đi, dài thêm bốn giờ vềthời gian còn lại anh cho em tất cả em ơita đưa ta đến vùng tuyệt vời.Đêm lạc loài giấc ngủ mồ côi.

Người đi chưa đợi sángđưa nhau cuối đường sợ làm đêm vui rũ xuống.Thương quê hương và bé nhỏ tình này.Ngẩng trông đôi mắt đỏ vì mình mười sáu giờ bỏ trời đất bơ vơ.

Xem thêm  Lời Bài Hát Tình đời

Bài hát hay

Bài hát hayNgười lính mất 4 giờ di chuyển để đi từ vùng đóng quân về đến nhà người yêu (4 giờ đi dài thêm 4 giờ về), chiếu theo tình hình giao thông thì khoảng cách chỉ tầm trên 100km di chuyển bằng xe, không phải là xa xôi cho lắm. Một chi tiết trong bài cũng nói rằng anh lính đã thông báo việc nghỉ phép cho người vợ/người yêu từ trước đó (có thể bằng thư tay), nên cô đã đứng chờ ở đầu ngõ từ bao giờ. Dĩ nhiên là ở thời đó người lính không thể lấy smartphone ra để bắn tin là “anh sắp về tới nhà rồi” để cô gái biết đường ra đón đúng thời điểm. Thời chiến, giao thông không được thuận tiện nên sẽ có sự trễ nãi trong di chuyển, nên có lẽ cô gái đã ngóng trông và đứng ngồi không yên từ lâu lắm rồi. Khoảng cách địa lý thì không xa xôi, nhưng chiều dài của sự nhung nhớ là không thể nào đo đếm được.

chân nghe quen từng viên sỏi đường nhà,chiều nghiêng nghiêng nắng đổvà người yêu đứng chờ ngoài đầu ngõ bao giờ.

Ở đoạn này, nhạc sĩ Trúc Phương ghi là “người yêu đứng chờ”, làm cho người ta thoạt đầu mới nghe tưởng đây là đôi tình nhân, không phải là vợ chồng. Tuy nhiên nếu xét kỹ lại, việc anh lính chân nghe quen đến từng viên sỏi đường nhà, thì chắc phải là đường về nhà của chính anh thì mới quen thuộc nhường ấy, và người chờ đợi phải là người vợ. Vợ thì vẫn gọi là “người yêu” được, và có lẽ đây là đôi vợ chồng son, nên niềm nhung nhớ nhau đến mức dù chỉ được nghỉ phép có 24 giờ, anh vẫn tranh thủ đề về bên người vợ ở nhà cho thỏa nỗi lòng.

Ai ở đời mà chưa từng yêu nhau, cũng sẽ hiểu được nỗi nhớ người yêu nó thiêu đốt cõi lòng đến như thế nào. Nhạc sĩ Giao Tiên cũng đã phải thốt lên: Buổi chiều còn gặp nhau đây, mà đêm đã nhớ như vậy… nói gì đến là đôi vợ chồng son xa cách nơi hậu phương và tiền tuyến:

Cửa tâm tư là mắt nên khi đối mặt chuyện buồn dương gian lẩn mấtđưa ta đi về nguyên thủy loài ngườimùa yêu khi muốn ngỏ vụng về ngôn ngữ tình làm bằng dấu đôi tay

Xem thêm  Tình Yêu Tôi Hát Lyrics

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, Trúc Phương nói bằng một cách khác: cửa tâm tư là mắt. Nên khi họ gặp lại nhau, chỉ cần nhìn nhau thôi thì mọi muộn phiền lo âu trên dương gian đã tan biến. Nào là giặc giã, nào mưu sinh, nào niềm nhung nhớ, tất cả đều hóa thành không.

Đưa ta đi về nguyên thủy loài người… Trời ơi, chưa từng thấy một câu hát nào lại gợi tình đến như vậy! Trong khoảnh khắc, mọi thứ đã đi về những nguyên thủy, về thứ bản nguyên nhất của con người. Khi đó, không cần một thứ ngôn ngữ nào khác, ngoài ngôn ngữ tình là dấu đôi tay khi “muốn ngỏ mùa yêu”.

thời gian còn lại anh cho em tất cả em ơita đưa ta đến vùng tuyệt vời.Đêm lạc loài giấc ngủ mồ côi.

Họ gặp lại nhau, nếu làm một phép tính đơn giản, nếu trừ đi 4 giờ đi, 4 giờ về, thì họ còn lại 16 giờ để tâm tình bên nhau. Anh lính có thể kể lại cho người vợ về những gian lao trên chiến trận, người vợ có thể thủ thỉ về niềm thương nhớ của mình. Và một việc khác nữa mà ai cũng đã biết: họ đưa nhau đến vùng tuyệt vời!

Câu hát “đêm lạc loài giấc ngủ mồ côi” cho thấy thủ pháp dùng từ rất kỳ diệu của nhạc sĩ Trúc Phương. Nếu nói thẳng ra là họ không ngủ, hoặc thiếu ngủ cả đêm thì có vẻ trắng trợn quá, nên nhạc sĩ dùng chữ: “đêm lạc loài” và “giấc ngủ mồ côi”. Mồ côi là sự thiếu thốn, ở đây nghĩa là thiếu giấc ngủ. Còn đêm thì lạc loài, vì đôi tình nhân đâu còn tha thiết để ý gì đến đêm hay là ngày nữa, họ đang bận rộn làm chuyện khác mất rồi.

Người đi chưa đợi sángđưa nhau cuối đường sợ làm đêm vui rũ xuống.Thương quê hương và bé nhỏ tình này.Ngẩng trông đôi mắt đỏ vì mình mười sáu giờ bỏ trời đất bơ vơ.

Ở phần đầu bài hát, chúng ta đã biết là họ gặp lại nhau lúc “chiều nghiêng nghiêng nắng đổ”, nên có thể đoán là khoảng 3 giờ chiều. Lại sử dụng các phép toán phức tạp của học sinh tiểu học, có thể đoán anh lính bắt đầu khởi hành từ đơn vị để về nhà là vào lúc 11 giờ trưa. Vì vậy sau “một đêm mất ngủ”, anh lính phải khởi hành lúc 7 giờ sáng để mà kịp về đơn vị cho đúng tròn 24 giờ phép.

Xem thêm  Lời Bài Hát Lưu Bút Ngày Xanh

Vậy mà khi “chưa đợi sáng”, đôi tình nhân kia đã đưa nhau ra cuối đường để tiễn biệt cho trọn vẹn một đêm vui bên nhau. Vào lúc đó, anh lính chạnh thương quê hương, và có phần tự hổ thẹn, vì những niềm riêng tư cá nhân mà trong 16 giờ đồng hồ đã bỏ quên đất mẹ đang đau khổ. “Ngẩng trông đôi mắt đỏ”, đó là đôi mắt thiếu ngủ cả đêm, cũng có thể là đôi mắt đỏ xót thương cho quê hương.

Đoạn này có câu hát được in trong tờ nhạc gốc là: “Thương quê hương VỀ bé nhỏ tình này”. Có thể đây là “lỗi đánh máy”, vì có vẻ tối nghĩa. Thử nghe các các bản thu của Duy Khánh, Thanh Thúy, Hoàng Oanh… hát 24 Giờ Phép cả trước và sau năm 1975, các ca sĩ gạo cội đều hát là: “Thương quê hương VÀ bé nhỏ tình này”.

Hoàng Oanh hát 24 Giờ Phép

Có thể nói bài 24 Giờ Phép là bài hát “tới bến” nhất trong nhạc vàng, vì ngôn từ táo bạo, gợi tình nhưng thanh thoát. Việc nhắc đến những hình ảnh có vẻ nhạy cảm như vậy thật ra không thiếu trong nhạc của Trúc Phương. Người ta có thể thấy những lời hát táo bạo: “Tôi xin vào cuộc gian nan, chẳng màn xa, chẳng rượu ngon, không gái tơ làm ti`nh” trong bài Người Nhập Cuộc của ông. Hay bài hát Bông Cỏ May cũng rất ẩn ý bằng câu: “Tóc mây thơm mùi cỏ, đưa anh thoát xa dần vùng trần gian với những ưu tư”. Rồi trong Kẻ Ở Miền Xa, ông cũng than thở bằng câu hát quá quen thuộc với khán giả là “Thiếu bóng đàn bà”. Ít có nhạc sĩ dòng nhạc vàng nào nhắc đến nội dung đầy bản năng con người ấy, nhưng lại không sỗ sàng mà vẫn rất thi vị trong từng lời hát.

Đông Kha (ghi nguồn nhacxua.vn khi copy bài viết)