đoàn Giải Phóng Quân Một Lần Ra đi

Video đoàn giải phóng quân một lần ra đi

>> Đoàn Vệ quốc quân (nghe bài hát tại đây)

Bài hát này còn được biết đến với tên gọi “Đoàn Vệ quốc quân” (câu mở đầu bài hát là “Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi…”).

Năm 1945, sau Cách mạng Tháng 8, một phong trào Nam tiến được thanh niên, chiến sĩ giải phóng nô nức hưởng ứng. Phan Huỳnh Điểu khi ấy là một chàng trai mới 21 tuổi (ông sinh ngày 11/11/1924 tại Đà Nẵng).

Trước không khí sôi động của thời cuộc, chàng trai trẻ hào hoa, rất đỗi đa tình vừa mới viết bản tình ca đầu đời “Trầu cau” còn chưa ráo mực đã hồ hởi, không kìm được cảm xúc viết tiếp ngay bài “Giải phóng quân” với ngôn ngữ, giai điệu, âm hưởng khác hẳn.

Nếu “Trầu cau” là sự minh họa bằng âm nhạc câu chuyện cổ tích quen thuộc, với lối kể chuyện dàn trải, lê thê, giai điệu không có gì mới mẻ thì “Giải phóng quân” như một luồng gió mới sôi nổi, làm nức lòng người dân Việt Nam lúc bấy giờ: “Đoàn giải phóng quân một lần ra đi. Nào có sá chi đâu ngày trở về. Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết chớ lui…”.

Với những nốt móc đơn có chấm đôi liền ngay với nốt móc kép, sau đó tiếp đến loạt nốt đen trong nhịp 2/4, tác giả đã phản ánh được những bước chân sôi nổi, chắc nịch, đầy quyết tâm của những chiến sĩ Nam tiến khi ấy, mang lý tưởng “bảo tồn sông núi”, “thà chết chớ lui”.

Xem thêm  Lời Bài Hát Chủ Nhật Buồn

Phải đắm mình vào không khí lịch sử những ngày sau 19/8/1945, mới thấy hết được những lời lẽ tác giả viết ra chính là gan ruột của các chiến sĩ, không một chút lên gân, hô khẩu hiệu. Lúc đó, cả dân tộc đều cùng chung một ý chí: bảo vệ giang sơn, bờ cõi trước họa xâm lăng bởi kẻ thù lăm le quay lại đô hộ nước ra một lần nữa.

Những câu ca: “Ngày xưa biết bao vị anh hùng quyết vì non sông ra tay bao lần. Ngày nay đoàn quân ta gắng làm sao giành được tự do, hạnh phúc cho dân” không còn là chữ nghĩa mà là nỗi trăn trở đêm ngày, thôi thúc những bước chân của đoàn quân giải phóng gấp gáp, khẩn trương hơn tiến vào Nam chiến đấu…

… Khi sáng tác “Giải phóng quân”, chàng trai 21 tuổi Phan Huỳnh Điểu chỉ là người yêu thích âm nhạc, gần như chưa biết gì về nhạc lý, nên phải nhờ người khác thạo nhạc ghi hộ ra giấy (ký âm).

“Giải phóng quân” thành công nằm ngoài mong đợi của nhạc sĩ. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu kể: “Tháng 12/1984, Bộ Quốc phòng có mời mình ra Hà Nội dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Mình vô cùng xúc động khi được một vài vị tướng đến bắt tay, vừa chỉ vào quân hàm đeo trên vai, nói: “Rất hân hạnh được gặp nhạc sĩ. Ngày xưa, nhờ bài bát “Giải phóng quân” thúc giục mà tôi đã xung phong nhập ngũ, xin cảm ơn nhạc sĩ…””.

Xem thêm  Loi Bai Hat Remember Me

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng “Giải phóng quân” vẫn không hề xưa cũ theo thời gian. Đến hôm nay nghe lại, lòng ta vẫn nguyên vẹn cảm xúc như ngày nào chứng kiến những chàng trai Nam tiến. ấy là thế hệ được sống trong quá khứ hào hùng. Còn thế hệ trẻ hôm nay sẽ có dịp hiểu thêm ngày xưa ông cha mình đã từng sống những ngày tháng đẹp nhất của tuổi trẻ ra sao./.